Trong y dược cổ truyền, cây vông vang có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng chỉ thống...Hạt thường được sử dụng để hỗ trợ làm thuốc trấn kinh, chữa di tinh thông tiểu, điều trị rắn cắn. Rễ được sử dụng làm thuốc bổ

Vông vang còn có tên gọi là Bông vang, Hoàng quỳ. Là loại cây cỏ cao tới 1m, phía gốc hơi thành lỗ, thân có lông, Lá mọc so le, có cuống dài, mép khía răng, xẻ thùy sâu, hai mặt có lông. Hoa có màu vàng và mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả có hình trứng nhọn, nhiều hạt, trên mặt có những đường nhăn đồng tâm xung quanh rốn hạt. Bộ phận thường được làm thuốc là hạt và rễ. 

Trong y dược cổ truyền, cây vông vang có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng chỉ thống...Hạt thường được sử dụng để hỗ trợ làm thuốc trấn kinh, chữa di tinh thông tiểu, điều trị rắn cắn. Rễ được sử dụng làm thuốc bổ.

Cây vông vang

Cây vông vang

Một số bài thuốc thường được sử dụng trong y dược cổ truyền từ cây vông vang.

Hỗ trợ điều trị đái đục.

  • Rễ vông vang 100g, cạo sạch vỏ ngoài, giã nát rồi sắc với nước uống hàng ngày.

Hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang, sỏi thận.

  • Lá 40g, Rễ 40g, Hạt 40g, Rễ cỏ tranh 20g, Bông mã đề 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, làm chóng mưng mủ.

  • Rễ vông vang, Rễ gai lượng bằng nhau và vừa đủ. Rửa sạch rồi giã nhuyễn, đắp lên chỗ bị mụn

Hỗ trợ điều trị đại tiểu tiện không thông, bụng chướng.

  • Hạt vông vang 12g, Mộc thông 12g, Hoạt thạch 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

 

Xem thêm một số cây thuốc khác của Viện Nghiên Cứu Phát Triển Y Dược Cổ Truyền Việt Nam