Theo đông y, cốt khí củ có vị đắng, tính ấm. Quy kinh can, tâm bào với công năng hoạt huyết thông kinh, chỉ thống, trừ phong thấp, thanh thấp nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn.
Cốt khí củ còn có nhiều tên gọi khác nữa như hổ trượng căn, ban trượng căn, điền thất..., bộ phận thường dùng làm thuốc là rễ. Thành phần hóa học trong trong cốt khí củ chủ yếu là các hợp chất anthanoid. Dịch chiết nước của cốt khí củ có tác dụng chống viêm ức chế sự tăng sinh của các khối u trong cơ thể. Là một trong những vị thuốc có tác dụng chống lão hóa. Dịch chiết từ rễ còn có tác dụng cầm máu, chống ho, giãn phế quản, hạ cholesterol, ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh và trực khuẩn lỵ...
Theo đông y, cốt khí củ có vị đắng, tính ấm. Quy kinh can, tâm bào với công năng hoạt huyết thông kinh, chỉ thống, trừ phong thấp, thanh thấp nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn.
Cốt khí củ có tác dụng trị bệnh phong thấp. đau nhức xương
Một số cách dùng cốt khí củ:
-Cốt khí củ 12g, đơn gối hạc 12g, cỏ xước 8g, hy thiêm 8g, uy linh tiên 6g, binh lang 6g. Các vị sao vàng hạ thổ. Sắc uống 2 lần trong một ngày. Mỗi ngày 1 thang.
– Cốt khí củ 12g, dây đau xương 12g, rễ lá lốt 12g, rễ cỏ xước 12g, bồ bồ 8g, cam thảo nam 8g, mã đề 8g, quế chi 6g. Sắc uống ngày 1 thang; kết hợp xoa bóp với rượu ngâm quế chi, huyết giác.