Ngoài hương vị hấp dẫn của nhót xanh dầm muối ớt, nấu canh chua... nhót còn được chế biến thành món ăn điều trị bệnh rất hiệu quả. 

Theo y dược cổ truyền, quả nhót có vị chua, tính bình có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Lá nhót có vị chát có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt.

Nhân hạt nhót có tác dụng sát khuẩn, trị giun sán. Rễ của cây nhót có tác dụng cầm máu, giảm đau, thường dùng dứoi dạng thuốc sắc.

Theo các cuộc thí nghiệm về sinh học, lá nhót có khả năng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn gram dương và gram âm; đặc biệt là đối với các chủng trực khuẩn lỵ  như Shigella dysenteria, Shigella shiga, Shigella flexneri, Shigella sonnei.  Trên các loại động vật thí nghiệm thì lá nhót có khả năng chống viêm cấp và mạn tính, tăng cường sức co bóp của tử cung.

Quả nhót, lá nhót, hạt nhót đều có thể dùng làm thuốc

Quả nhót, lá nhót, hạt nhót đều có thẻ dùng làm thuốc

Một số dược liệu từ nhót thường được sử dụng trong y dược cổ truyền.

Điều trị chứng lỵ trực khuẩn và viêm đại tràng mạn tính.

  • Lá nhót tưoi 20 - 30g, sao vảng rồi sắc với 400ml nước. Uống trong ngày, chia làm 2 lần, trước bữa ăn 1 tiếng 30 phút. 

Trị ho nhiều đờm, hen suyễn.

  • Lá nhót 16g, lá táo ta 12g, hạt cải củ 6g, hạt cải bẹ 6g. Những vị thuốc trên sao vàng, riêng hạt cải củ và cải bẹ giã nát rồi cho vào miếng vải sạch, rồi sắc cùng với lá nhót và lá táo. Uống trong ngày, chia làm 3 lần, trước bữa ăn 1 tiếng 30 phút.

Trị ho ra máu, cảy máu cam.

  • Rễ nhót 16g sao đen. Sắc uống ngày một thang. Có thể kết hợp thêm với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bạch diệp. Những vị thuốc trên sao đen, sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần, trước bữa ăn 1 tiếng 30 phút.

 

Lưu ý: Lá và rễ nhót không dùng cho phụ nữ mang thai.