Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu). Ông là nhà y dược học vĩ đại của Trung Quốc xưa và của cả thế giới, có viết quyển sách y dược học nổi danh ‘Bản Thảo Cương Mục’. Ông là con nhà thế y. Nguyện vọng của ông là trở nên một thầy thuốc cứu người đời giống như cha ông. Nhưng mà đ~mg thời, trong dân gian, địa vị người thấy thuốc rất thấp, nhà họ thương bị quan lại khinh khi Vì vậy, cha ông quyết định cho ông học thi cử làm quan cho có địa vị với người ta. Ông không dám cãi ý cha. Năm 14 tuổi, ông đỗ tú tài. Sau đó, ba lần thi cử nhân đều không đỗ. Ông bèn khẩn cầu cha xin cho ông được chuyên học y. Cha ông không biết làm thế nào, chịu cho ông làm theo nguyện vọng. Sau mười mấy năm học tập khắc khổ, năm trên 30 tuổi, ông là một thầy thuốc nổi tiếng vùng mình ở.
Năm 1551, ông trị lành bệnh đứa con của Phú Thuận vương Chu Hậu Khôn mà nổi tiếng lớn, được Sở vương Cha Anh Kiểm ở Vũ Xuống mời làm Phụng từ chính ở vương phủ, Kiêm chúc Lương y sở sự vụ. Năm 1556, ông lại được tiến cử đến công tác ở Thái y viện với chức vụ Thái y viện phán. Trong thời gian này, ông có cơ hội xem khắp các điển tịch phong phú, các sách quí của vương phủ và hoàng gia, trích lục 1 không ít tư liệu, đồng thời đã xem được rất nhiều mẫu dược vật mà ngày thường khó thấy được, mở rộng tầm mắt, phong phú hóa lĩnh vực tri thức của mình. Nhung vì ông vốn không thích công danh nên làm việc ở Thái y viện không đầy năm lại từ chức về nhà chuyên tâm viết sách. Trong quá trình mấy mươi năm hành nghề và duyệt đọc sách y cổ điển, ông phát hiện rằng sách bản thảo xưa còn có nhiều sai lầm nên quyết tâm biên soạn lại một bộ sách ‘bản thảo’. Năm 35 tuổi, ông sắp xếp chương trình công tác, sưu tập cùng khắp, rộng rãi, đọc một số lượng lớn sách tham khảo, bắt đầu biên soạn sách ‘Bản thảo cương mục’. Để biết rõ hình trạng, tính chất, mùi vị, công hiệu, v.v... của một số dược vật, ông mang giỏ thuốc, dắt con và đồ đệ Bàng Khoang ‘tìm hỏi bốn phương’, đi qua vô số thâm sơn cùng cốc, trải 27 năm nỗ lực lao động gian nan khó nhọc, trước sau sửa đổi bản cảo ba lần, sau cùng mới hoàn thành bộ sách lớn dược vật học vang danh trong và ngoài nước này vào năm 1578. Lúc này, ông đã 61 tuổi. Năm 1596, cũng là năm thứ ba sau khi ông qua đời, bộ sách ‘Bản Thảo Cương Mục’ chính thức ra đời tại Kim Lăng (nay là Nam Kinh), lập túc cả nước được tin, giới y gia xem là của báu, tranh nhau mua sách. Không lâu sau, sách lưu truyền khắp thế giới. Bộ sách này chẳng những là một cống hiến to lớn cho sự phát triển ngành dược vật học Trung Quốc, mà còn có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển các ngành y học dược học, thục vật học, động vật học, khoáng vật học, hóa học của thế giới. Ông cũng có nghiên cứu về mạch học và kỳ kinh bát mạch, có viết các quyển ‘Tần Hồ Mạch Học’ và ‘Kỳ Kinh Bát Mạch Khảo’ đều được lưu truyền của y gia hậu thế. Ông mất năm 1593, hưởng thọ 75 tuổi.
|
Khai triển từ tác phẩm Đào Hoằng Cảnh theo các phương diện khác biệt, những trường phái lý luận Trung y cạnh tranh nhau đã nở rộ một ngàn năm sau đó, tức là suốt các đời Tống, Kim, và Nguyên. Mỗi y sư của các trường phái này tập trung vào việc đơn giản hoá các mô tả căn nguyên của bệnh, chẳng hạn quy vào hàn và nhiệt; hoặc xác định nguyên nhân nội tại hay ngoại tại, và sau cùng là thành lập một nền dược học dựa trên lý thuyết Trung y cổ truyền.
Bản Thảo Cương Mục của Lý Thời Trân (1518-1593) đời Minh là một bách khoa thư, sưu tập và tăng bổ 952 nguồn tư liệu xa xưa về lĩnh vực y, dược, khoáng vật, dã kim, thực vật, và động vật. Trong từng tập bản thảo, Lý Thời Trân mô tả cách trị liệu cổ truyền của các dược thảo, động vật, khoáng vật. Ông mô tả ngoại hình của chúng, cách nuôi trồng, cách bào chế, các dược tính của chúng cũng như sự tương cận của chúng với các dược liệu khác, âm tính hay dương tính của chúng, và mức độ hiệu quả khi sử dụng chúng. Công trình đồ sộ này luôn được trân trọng trong giới y sư Trung y cũng như ở các trường y dược. Sau khi được khắc in ở Nam Kinh năm 1596, bộ y điển này được tái bản liên tục, lan truyền nhanh sang Nhật Bản và Triều Tiên. Hiện đã được dịch một phần hoặc toàn phần ra các ngôn ngữ Nhật, Triều Tiên, Latin, Anh, Pháp, Đức.