Theo Đông y, Hoàng tinh còn gọi là củ cây cơm nếp, họ Thiên môn. Cây mọc hoang ở những nơi rừng ẩm ở các tỉnh miền Bắc.

 

Mô tả: Hoàng tinh hoa đỏ, là cây cỏ, sống lâu năm, cao 1-1.2m. Thân rễ mập, màu trắng ngà, chia đốt, tạo thành chuỗi. Lá hẹp, không cuống, mọc vòng 5-10 lá. Đầu lá có mũi nhọn dài, quăn lại. Hoa màu đỏ, mọc rủ xuống ở kẽ lá, mỗi cuống mang 2 hoa. Quả mọng, có hình trái xoan, khi chín màu xanh tím.

 
Hoàng tinh trắng: Cây cỏ, cống lâu năm. Thân rễ mập, chia thành những dóng trên có sẹo to, lõm nom như cái chén. Thân đứng, nhẵn, cao khoảng 1m. Lá không cuống, mọc so le, hình trứng hoặc trái xoan. Hoa trắng, hình cuống, mọc so le, hình trứng hoặc trái xoan. Hoa trắng, hình chuông, mọc ở kẽ lá. Quả mọng, hình cầu, khi mín màu tím đen.
Bộ phận dùng: Thân rễ phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học: Chất nhầy, tinh bột, đường.
Công dụng: Chữa ho lâu ngày, ho khan, làm mạnh gân cốt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12-16g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, dùng riêng hay phối hợp với các thuốc khác.
1. Chữa liệt dương do cơ thể suy nhược, rối loạn thần kinh chức năng: Hoàng tinh 12g, Trâu cổ 12g, Hoài sơn 12g, Đinh lăng 12g, Ý dĩ 12g, Sa nhân 6g, Cám nếp 12g, Cao ban long 8g, Hà Thủ ô đỏ 12g, Kỷ tử 12g, Long nhãn 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
2. Chữa các chứng hư tổn suy nhược: Hoàng tinh (nấu và phơi 9 lần) 40g, ăn dược liệu hoặc tán bột ăn với cháo.
3. Thuốc bổ sinh tân dịch: Hoàng tinh 25g, Ba kích 20g, Đẳng sâm 10g, Thục địa 10g. Tất cả thái mỏng, ngâm với một lít rượu 30 độ, thỉnh thoảng lắc đều khi dùng, pha thêm 100ml xiro đơn. Ngày dùng 3 lần, trước 2 bữa ăn và khi đi ngủ, mỗi lần 1 chén nhỏ.
 
Thọ Xuân Đường