Chút chit nhăn hay còn gọi là Dương đề là loài cây thân thảo mọc hoang ở một số nơi khắp nước ta cũng như một số nước khác như Ấn Độ, Lòa, Nhật Bản. Cây được sử dụng để chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, vàng da, ho lao, tiểu đường, … Ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh công dụng của nó qua các nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như tác dụng dược lý. Cùng tìm hiểu về loài cây này nhé!

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA LOÀI CHÚT CHÍT NHĂN

Chút chit nhăn hay còn gọi là Dương đề là loài cây thân thảo mọc hoang ở một số nơi khắp nước ta cũng như một số nước khác như Ấn Độ, Lòa, Nhật Bản. Cây được sử dụng để chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, vàng da, ho lao, tiểu đường, … Ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh công dụng của nó qua các nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như tác dụng dược lý. Cùng tìm hiểu về loài cây này nhé!

1. Mô tả: 

- Tên gọi: Chút chit nhăn, Dương đề nhăn, chân dê.

- Tên khoa học: Rumex crispus L. Thuộc họ: Rau răm (Polygonaceae).

2. Bộ phận dùng 

Rễ (củ).

3. Thành phần hoá học 

Lá chứa 92,6 protein, 1,5 chất béo, 0,3 carbohydrat toàn phần, 4,1 % chất xơ. Ngoài ra, còn Ca 74, P 56, Fe 5 - 6, vitamin A 1,38, thiamin 0,06, riboflavin 0,08, acid nicotinic 0,4, acid ascorbic 30 mg % . 

Rễ chứa nepodin, chrysophanol, emodin physcion, 1,8 - dihydro - 3 methyl - 8 - anthron chrysophancin, acid chrysophanic. 

Có tài liệu cho biết rễ chứa 1,8-dihydroxy - 3 methyl - 9 - anthron, acid chrysophanic, emodin. Hàm lượng anthranoid là 2,17 %. Theo Demirezer et al. 1994, hàm lượng anthraquinon glycosid trong các bộ phận: rễ thân lá và quả theo thứ là 1, 17, 0,54, 0,66 và 0,49 %.

Có tài liệu cho biết hàm lượng anthraquinon glycosid trong rễ, thân, lá theo thứ tự là 93 %, 0,08 và 0,21 % Theo J. L.C.H. van Valkenburg et al 2001, chút chít nhăn chứa oxymethylanthraquinon 0,2 emodin 0,1 % ở rễ, rumicin, physcion chrysophanol, emodin, aloe • emodin, rhein cùng với glucosid của chúng ở các bộ trên mặt đất.

Ngoài ra, rễ còn có 8-sitosterol, vitamin, tanin. Toàn cây có 7 - 11 % acid oxalic.

Dubi - Lengyel Emma et al., 1991, đã phân lập được 2 protoanthocyanidin. Sau khi phân huỷ các protoanthocyanidin này bằng acid, các tác giả đã chiết xuất và nhận dạng được các chất cyanidin và + catechin, (-) epicatechin. Bằng phản ứng ức chế enzym phosphodiesterase, dự kiến các chất này khả năng ức chế ngưng tập tiểu cầu. 

Trường đại học Dược Trung Quốc, Trung dược từ hải, I, 1993, 1037; Sastri et al IX, 1972; Ram P.Rastogi et al.,II,1999, V, 1999 J.L.C.H, van Valkenburg et al., 2001; CA 121, 1994: 31173e CA T13, 1990: 210424u].  

4. Tác dụng dược lý 

• Tác dụng kháng khuẩn 

Đã nghiên cứu tác dụng kháng vi sinh vật của 6 loại cao của cây chút chít nhăn: cao chiết từ hạt và từ lá bằng ether, bằng ethanol và bằng cách chiết với nước nóng trên Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis. Kết quả cho thấy cao ether của cả hạt của lá cũng như cao ethanol của lá có tác dụng ức chế sự phát triển của cả hai vi khuẩn trên; còn cao chiết nước nóng của cả hạt, cả lá đều không có tác dụng (Yildirim et al., 2001). 

• Tác dụng chống oxy hoá và quét dọn gốc tự do

Đã nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá (khả năng khử) và quét dọn gốc tự do DPPH 2, 2 diphenyl -1- picrylhydrazyl) của hợp chất phenol tổng số và 6 cao của chút chít nhăn: cao ether của hạt (I) lá (2); cao ethanol của hạt (3) và lá (4) cao chiết nước nóng của hạt (5) và lá) cây chút chít nhăn. 

Tác dụng chống oxy hoá dựa vào nhũ dịch acid linoleic (acid mạch thẳng có 18 C và 2 nối đôi ở 9 và C 12 trong nước sẽ sinh ra peroxyd lipoperoxyd ). Thuốc có tác dụng chống oxy hoá ức chế tạo thành peroxyd.

Nghiên cứu tác dụng quét dọn gốc tự do DPPH dựa vào tính chất DPPH trong methanol hoặc ethanol sẽ tạo thành gốc do bền, định lượng được bằng cách đo mật độ quang học (ở bước sóng 517nm). Nếu chất có tác dụng dọn gốc tự do thì DPPH giảm và mật độ quang sẽ giảm. 

Kết quả 

a. Tác dụng chống oxy hoá của tất cả 6 cao đều tăng khi nồng độ của các cao tăng trong phạm vị nồng độ 50 - 150kg / ml;

b. Cao nước của lá (cao 6) của hạt (cao 5) cho tác dụng chống oxy hoá mạnh nhất; 

c. Cao nước của lá (6) và (5) nồng độ 75mg / ml ức chế sự tạo thành peroxyd theo thứ tự là 96 % và %; 

d. Tác dụng chống oxy hoá cao ethanol của hạt (3) thấp hơn cao nước (5) , nhưng sự khác nhau không có nghĩa thống kê (p > 0,05);

e. Cao ether của hạt (1) ở nồng độ 75mg / ml không có tác dụng chống oxy hoá có ý nghĩa so với lô đối chứng không dùng thuốc (p > 0,05) ; 

f. Cao ethanol của hạt (3) có hàm lượng flavonoid tổng số cao nhất, còn cao ether của hạt (1) có hàm lượng flavonoid tổng số thấp nhất;

g. Tác dụng chống oxy hoá của cao ethanol (3) của hạt bằng khoảng 40 % tác dụng của acid ascorbic; 

h. Cao ethanol của hạt ( 3) có tác dụng dọn gốc tự do DPPH mạnh nhất , sau đó là đến cao nước của hạt (5);  

i. Cao nước của hạt (5) và ethanol của hạt (3) ở nồng độ 400 g/ml có tác dụng quét dọn gốc DPPH theo thứ tự là 85 và 90 %. 

Kết luận: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa hàm lượng của hợp chất phenol và tác dụng chống oxy hoá (hoặc khả năng khử ) (với = 0,99 ; p < 0,01), cũng như giữa hàm lượng của hợp chất phenol và tác dụng quét dọn gốc tự do DPPH (với r = 0,864 ; p < 0,05). Qua phân tích cũng thấy rõ cố mối tương quan giữa tác dụng chống oxy hoá tác dụng quét dọn gốc tự do DPPH (với t = 892; p < 0,05) (Yildirim et al . . 2001). 

• Tác dụng trên ung thư

Cấy vào cơ đùi chuột nhắt trắng tế bào u Sarcom - 37. Sau 6 ngày tiêm dưới da dịch chiết ethanol của rễ chút chít nhăn. Sau 24 giờ (6 - 48 giờ), bóc tách mổ u đã cấy và xét nghiệm, thấy thuốc có gây tổn thương mô [Chang Minyi.1992 : 71].

• Tác dụng nhuận tràng 

Chút chít nhân có dẫn chất anthraquinon như Oxymethylanthraquinon (0,2 %) và emodin (0,1 %) trong rễ; rumicin, physcion, chrysophanol, emodin, aloe - emodin, rhein và các glycosid của chủng ở các bộ phận trên mặt đất của cây. Các chất có anthraquinon có tác dụng nhuận tràng. Nguyên nhân là do ở ruột già, vi khuẩn thuỷ phân các glycosid và khử anthroquinon thành anthron. Anthron có tác dụng trực tiếp trên ruột già, kích thích nhu động ruột nên gây ra nhuận tràng [Van Valkenburg et al., 2001, vol.: 480].

• Tác dụng gây nhiễm độc oxalat 

Cừu cái trưởng thành nhất trong một vườn trồng chút chít nhăn để cho cừu ăn . Sau 40 giờ, nhiều cửu bị nhiễm độc do ăn chút chít nhăn mà biểu hiện là nhiễm độc oxalat. Các biểu hiện lâm sàng là nhiều dãi đầm đìa, run, mất điều hoà vận động, nằm một chỗ. Các biểu hiện khác là hạ calci huyết, tăng urea huyết, phù quanh thận và thải hoà ống thận, nhận thấy rất rõ sau ngày thứ 3 nhiễm độc. Mẫu chút chít khăn đã được định lượng acid oxalic và thấy hàm lượng acid oxalic lên đến 6,6 – 11,1 % so với khối lượng cây khô (Panciera., 1990).

Các nghiên cứu trên đã làm sang tỏ về các tác dụng chữa bệnh mà dân gian vẫn lưu truyền. Đây chính là giá trị của khoa học hiện đại soi sang dong y và nam y.

Nhật Minh – Tổng hợp