Cảm lạnh, cúm và các tình trạng hô hấp khác thường làm hạn chế khả năng thở, gây ho và đờm. Có một số loại tinh dầu tốt cho hô hấp có đặc tính chống co thắt phế quản, long đờm, kháng virus và kháng khuẩn. Sử dụng những loại tinh dầu này được coi là một cách an toàn và hiệu quả để giúp loại bỏ những cơn ho và các triệu chứng khác của đường hô hấp.

7 LOẠI TINH DẦU TỐT CHO HÔ HẤP

Cảm lạnh, cúm và các tình trạng hô hấp khác thường làm hạn chế khả năng thở, gây ho và đờm. Có một số loại tinh dầu tốt cho hô hấp có đặc tính chống co thắt phế quản, long đờm, kháng virus và kháng khuẩn. Sử dụng những loại tinh dầu này được coi là một cách an toàn và hiệu quả để giúp loại bỏ những cơn ho và các triệu chứng khác của đường hô hấp.

 

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada, thuốc giảm ho không kê đơn (OTC) không có lợi cho trẻ em và không nên cho trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng và không hiệu quả nhiều đối với người lớn. Nhiều người chuyển sang dùng codeine để giảm ho, nhưng codeine là một chất gây nghiện có thể gây ra các triệu chứng cai như các loại thuốc phiện khác khi sử dụng quá mức.

Vì vậy, hãy thử sử dụng những loại tinh dầu thiên nhiên dưới đây để giải quyết nguyên nhân gây bệnh, đồng thời làm loãng đờm, giãn cơ trơn phế quản và giảm cường độ ho giúp đường hô hấp thông thoáng, trao đổi khí dễ dàng hơn. Có thể sử dụng một trong những loại tinh dầu dưới đây hoặc để hoặc kết hợp các loại dầu này để hỗ trợ điều trị ho cũng như các bệnh đường hô hấp.

1.    Tinh dầu khuynh diệp

Khuynh diệp là một loại tinh dầu tuyệt vời để trị các vấn đề hô hấp vì nó có tác dụng làm long đờm, kháng vi sinh vật. Khuynh diệp cũng làm giãn mạch máu và cho phép nhiều oxy đi vào phổi hơn, điều này có thể hữu ích khi chúng ta bị ho liên tục và khó thở. Thành phần chính trong tinh dầu khuynh diệp là cineole, có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn, virus và nấm.

Cách tốt nhất để sử dụng tinh dầu khuynh diệp là xông khoảng 5 giọt trước khi đi ngủ. Cũng có thể được thoa tinh dầu khuynh diệp lên ngực và cổ để giảm mức độ ho, dùng 1-2 giọt pha với 10 giọt dầu nền (dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu olive…). Hãy nhớ rằng không nên sử dụng khuynh diệp tại chỗ cho trẻ dưới 2 tuổi và kiểm tra trước lên một vùng nhỏ ở da tay để xem có kích ứng hay không.

2.    Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà là một loại tinh dầu hàng đầu thường dùng cho người bị xoang và ho vì nó có cả đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Menthol trong bạc hà có tác dụng làm mát, cải thiện sự thông mũi. Bạc hà cũng có thể làm dịu cổ họng, giảm kích ứng khiến chúng ta bị ho khan. Bạc hà còn được biết đến với tác dụng chống ho và chống co thắt phế quản.

Nghiên cứu được thực hiện trên những người trưởng thành khỏe mạnh cho thấy rằng tinh dầu bạc hà giúp giãn cơ trơn phế quản và tăng khả năng thông khí, đó là lý do tại sao nó thường được các vận động viên sử dụng để nâng cao hiệu suất tập luyện. Chính những đặc tính này của bạc hà có tác dụng giảm mức độ ho và cải thiện chức năng hô hấp.

Cách tốt nhất để tận dụng nhiều lợi ích của tinh dầu bạc hà đối với các bệnh về đường hô hấp là khuếch tán 5 giọt mỗi ngày hoặc thoa 2–3 giọt (pha với dầu nền) tại chỗ lên ngực, sau cổ và thái dương.

Lưu ý, đừng để tinh dầu bạc hà quá gần mắt, nếu không nó có thể gây kích ứng. Không sử dụng tinh dầu bạc hà cho trẻ em dưới 2 tuổi.

3.    Tinh dầu hương thảo

Tinh dầu hương thảo có tác dụng giãn cơ trơn phế quản, giúp giảm ho. Giống như dầu khuynh diệp, hương thảo chứa cineole, có tác dụng giảm tần suất ho ở bệnh nhân hen suyễn và viêm phế quản. Hương thảo cũng thể hiện đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn, vì vậy nó hoạt động như một chất tăng cường miễn dịch tự nhiên.

Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí Y học thay thế và bổ sung dựa trên bằng chứng cho thấy xịt hỗn hợp có chứa tinh dầu khuynh diệp, bạc hà, kinh giới cay và hương thảo có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên trong số 26 người tham gia nhóm điều trị. Bằng cách hít các loại dầu này 5 lần mỗi ngày trong ba ngày, những người tham gia đã báo cáo sự cải thiện hơn các triệu chứng ho, đau họng và khàn giọng. Chỉ mất 20 phút sau khi hít tinh dầu, những người tham gia đã nhận thấy sự cải thiện.

Để sử dụng tinh dầu hương thảo, hãy khuếch tán khoảng 5 giọt hoặc kết hợp 1-2 giọt với nửa thìa cà phê dầu dừa và xoa vào ngực và cổ.

Hương thảo không nên được sử dụng cho trẻ em dưới 4 tuổi và nó không an toàn cho phụ nữ đang mang thai.

4.    Tinh dầu vỏ chanh

Tinh dầu vỏ chanh được biết đến với khả năng tăng cường miễn dịch và hỗ trợ lưu dẫn bạch huyết, có thể giúp vượt qua cơn ho và cảm lạnh nhanh chóng. Nó có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm, hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể khi chiến đấu với các vấn đề về hô hấp. Tinh dầu vỏ chanh cũng có lợi cho hệ thống bạch huyết, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài, bằng cách cải thiện lưu lượng máu và giảm sưng các hạch bạch huyết.

Có một số cách sử dụng tinh dầu vỏ chanh để giảm các vấn đề hô hấp như khuếch tán 5 giọt ở nhà hoặc nơi làm việc, cũng có thể kết hợp khoảng 2 giọt tinh dầu vỏ chanh với nửa thìa cà phê dầu dừa và thoa hỗn hợp lên cổ, ngực và hạch sưng.

Để sử dụng tinh dầu vỏ chanh bằng đường uống, hãy thêm 1–2 giọt tinh dầu nguyên chất với 20ml mật ong và pha cùng nước ấm để uống. 

5.    Tinh dầu kinh giới cay

Hai thành phần hoạt tính trong tinh dầu kinh giới cay là thymol và carvacrol, cả hai đều có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh mẽ. Nghiên cứu cho thấy tinh dầu kinh giới cay có thể được sử dụng như một chất thay thế tự nhiên cho các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị các bệnh hô hấp. Tinh dầu kinh giới cay cũng thể hiện hoạt tính kháng virus, có nhiều bệnh lý hô hấp là do virus chứ không phải vi khuẩn gây ra, điển hình là COVID-19.

Để sử dụng tinh dầu kinh giới cay, hãy xông 3–5 giọt ở nhà hoặc nơi làm việc. Cũng có thể kết hợp 2-4 giọt với dầu nền thoa lên ngực, lưng hoặc cổ hoặc dưới lòng bàn chân. Vì dùng tinh dầu kinh giới cay có thể tương tác với một số loại thuốc, nên cần lưu ý khi sử dụng đường uống và nên hỏi ý kiến bác sĩ đang điều trị. Ngoài ra, chỉ nên sử dụng tinh dầu kinh giới cay đường uống tối đa là hai tuần.

Không có đủ nghiên cứu để cho thấy rằng sử dụng tinh dầu kinh giới cay an toàn trong khi mang thai, vì vậy nên thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai. Không khuyến khích sử dụng tinh dầu kinh giới cay cho trẻ em dưới 5 tuổi.

6.    Tinh dầu tràm trà

Việc sử dụng tràm trà được biết đến sớm nhất là khi thổ dân Bundjalung ở phía bắc Australia nghiền nát lá và hít để trị ho, cảm lạnh và vết thương. Một trong những lợi ích của tinh dầu tràm trà được nghiên cứu nhiều nhất là đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, mang lại khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây ra các bệnh về đường hô hấp. Tinh dầu tràm trà có mùi thơm dễ chịu giúp làm thông thoáng đường thở, giảm ho cũng như các triệu chứng hô hấp khác.

Để sử dụng tràm trà trị ho, hãy nhỏ 5 giọt xông hương tại nhà hoặc nơi làm việc hoặc pha loãng 1–2 giọt với nửa thìa cà phê dầu dừa và xoa vào ngực và sau cổ. Tinh dầu tràm trà không dùng được đường uống và nó không nên được sử dụng trong khi mang thai.

7.    Tinh dầu nhũ hương

Nhũ hương hay còn gọi là hương trầm (nhựa cây của các loài thuộc chi Boswellia) theo truyền thống đã được cho là có tác dụng tích cực đối với hệ hô hấp. Theo truyền thống, tinh dầu nhũ hương thường được sử dụng trong xông hơi, tắm cũng như massage để giúp giải cảm, ngoài ra còn có tác dụng chữa ho, viêm phế quản và hen suyễn. Nhũ hương làm dịu nhẹ nhàng và thường được dung nạp tốt trên da, nhưng khi tốt nhất vẫn nên xử dụng cùng dầu nền để hạn chế gây kích ứng.

Trong số 7 loại tinh dầu trị ho nêu trên, không nên sử dụng khuynh diệp, hương thảo, kinh giới cay và tràm trà trong thời kỳ mang thai. Khi sử dụng tinh dầu trị ho để làm dịu cơn ho cho trẻ, tốt nhất bạn nên khuếch tán tinh dầu từ xa, không nên cho trẻ hít ngửi trực tiếp. Nếu sử dụng những loại dầu này trên da, hãy luôn pha cùng dầu nền và chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ tinh dầu. 

Bác sĩ: Nguyễn Thùy Ngân