Đậu đỏ là nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực châu Á. Đậu đỏ nguồn tuyệt vời của các chất dinh dưỡng thiết yếu, vitamin và khoáng chất. Với hương vị bùi bùi nhưng khá trung tính, ngay cả những khẩu vị khó tính nhất cũng có thể sẽ là một fan hâm mộ của đậu đỏ. Cùng tìm hiểu xem đậu đỏ thực sự có thể mang lại lợi ích như thế nào cho sức khỏe của chúng ta.

 

Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy đậu đỏ có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư, giảm cholesterol, giảm vòng eo và tăng cường năng lượng. Các loại đậu thường là thực phẩm chính trong chế độ ăn của nhiều người ăn chay, và các nghiên cứu cho thấy rằng các loại đậu, trong đó có đậu đỏ có thể là lý do chính khiến cách ăn này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng

Đậu đỏ (Vigna angularis) là một loại cây hàng năm được trồng rộng rãi khắp Đông Á và dãy Himalaya để lấy hạt. Đậu đỏ rất bổ dưỡng với các thành phần dinh dưỡng như carbohydrate, protein, lipid, folate, mangan, phospho, kali, đồng, magie, kẽm, sắt, thiamine, vitamin B6, riboflavin, niacin, calci…

Lợi ích sức khỏe của đậu đỏ

Giúp quản lý bệnh tiểu đường

Với hàm lượng protein và chất xơ cao, đậu đỏ rất tốt để giúp kiểm soát lượng đường huyết. Nghiên cứu trên động vật thậm chí còn chỉ ra rằng protein có trong đậu đỏ thậm chí có thể ức chế các α-glucosidase trong ruột, là những enzym liên quan đến việc phá vỡ các carbohydrate phức tạp như tinh bột và glycogen. Nói cách khác, đậu đỏ hoạt động giống như chất ức chế alpha-glucosidase được dùng để kiểm soát bệnh tiểu đường.

Điều này làm cho đậu đỏ trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ kế hoạch ăn kiêng dành cho bệnh nhân tiểu đường nào để giúp điều trị, quản lý hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Tăng lượng chất chống oxy hóa

Đậu đỏ không chỉ ngon mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã xác định được ít nhất 29 hợp chất khác nhau được tìm thấy trong đậu đỏ, khiến chúng trở thành một trong những loại thực phẩm có chất chống oxy hóa cao nhất. Các hợp chất này bao gồm bioflavonoid được đánh giá cao về lợi ích sức khỏe chống oxy hóa và chống viêm.

Tăng cơ bắp

Tiêu thụ thực phẩm giàu protein như đậu đỏ có thể giúp xây dựng khối lượng cơ bắp.

Cơ bắp được tạo thành từ protein, do đó protein cần thiết để xây dựng và duy trì cơ bắp. Nếu không có đủ protein, mất cơ xảy ra. Nếu chúng ta tập thể dục nặng, thì nhu cầu protein của chúng ta thậm chí còn cao hơn. Kết hợp thói quen tập luyện thường xuyên với việc tăng lượng protein lành mạnh là một cách tuyệt vời để giúp cơ thể chúng ta không chỉ gọn gàng mà còn khỏe mạnh hơn.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Với hàm lượng cao chất xơ, folate, kali, magie và vitamin B, đậu đỏ thực sự có lợi cho sức khỏe tim mạch. Ăn đậu đỏ như một phần của chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.

Chất xơ của đậu đỏ hỗ trợ điều chỉnh mức cholesterol, kali làm giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu, giúp giảm huyết áp và căng thẳng cho tim.

Quản lý cân nặng khỏe mạnh

Thêm đậu đỏ vào chế độ ăn uống có thể giúp chúng ta ăn ít hơn và giữ cảm giác no lâu hơn. Hàm lượng chất xơ cao trong đậu đỏ là lý do khiến chúng ta cảm thấy no lâu hơn. Vì vậy, cho dù chúng ta đang cố gắng giảm cân hay duy trì cân nặng hiện tại, các chuyên gia khuyên nên dùng đậu đỏ như một phần trong chế độ ăn kiêng.

Sự thật thú vị về đậu đỏ

Theo bằng chứng di truyền, đậu đỏ lần đầu tiên được trồng ở Đông Á và sau đó được lai tạo với các loài bản địa ở dãy Himalaya. Bằng chứng khảo cổ sớm nhất được biết đến về hạt đậu đến từ Nhật Bản vào khoảng năm 4000 trước Công nguyên.

Trong ẩm thực Đông Á, đậu đỏ thường được làm ngọt trước khi ăn. Đặc biệt, nó thường được nấu với đường (chè đậu đỏ) hoặc tạo thành bột đậu đỏ.

Bột đậu đỏ làm từ đậu đỏ được sử dụng trong nhiều món ăn châu Á. Một số nền văn hóa châu Á thưởng thức bột đậu đỏ như một loại nhân hoặc phủ trên các loại bánh.

Cách sử dụng và nấu ăn

Tốt nhất là mua đậu đỏ hữu cơ ở dạng khô, chưa nấu chín. Trước khi chế biến đậu đỏ, chúng ta cần ngâm nảy mầm để đạt được lợi ích tốt nhất.

Hướng dẫn ngâm:

  • Cho đậu khô vào một cái bát to, đổ ngập nước và phủ một chiếc sạch. Ngâm trong 8 giờ.
  • Sau 8 giờ, chúng ta sẽ nhận thấy các hạt đậu đã nở ra và nứt mầm vì chúng đã ngấm rất nhiều nước.
  • Giữ đậu trong tủ lạnh và sử dụng trong vài ngày tới.

Để tiếp tục tối đa hóa khả năng tiêu hóa và chất dinh dưỡng cũng như giảm chất kháng dinh dưỡng, chúng ta có thể cho đậu nảy mầm.

Hướng dẫn nảy mầm:

  • Lọc đậu và để chúng trong một cái đĩa hoặc bát nông.
  • Chúng ta có thể giữ ẩm cho đậu bằng cách thêm một ít nước vào bát/đĩa, nhưng không cần phải ngập hoàn toàn trong nước.
  • Để đậu ra ngoài trong khoảng 3 - 4 ngày.
  • Khi đậu nảy mầm, cần rửa sạch mầm, để ráo nước và bảo quản trong hộp kín.
  • Giữ trong tủ lạnh tối đa 7 ngày, nhưng mỗi ngày chúng ta cần rửa sạch đậu đã nảy mầm và cho vào bát mới để tránh nấm mốc hoặc vi khuẩn có hại phát triển.

Có rất nhiều món ăn ngon có thành phần đậu đỏ như: Chè đậu đỏ, sữa chua đậu đỏ, bánh rán nhân đậu đỏ, mochi đậu đỏ, xôi đậu đỏ, bột ngũ cốc có chứa đậu đỏ…

Rủi ro và tác dụng phụ của đậu đỏ

Tác dụng phụ phổ biến nhất của việc ăn đậu là đầy hơi. Nếu chúng ta ngâm đậu khô, thì không được dùng nước đã ngâm đậu để nấu vì nước này sinh ra nhiều khí.

Các enzym tiêu hóa giúp giải cứu sự khó khăn trong việc tiêu hóa đậu. Tin tốt là đậu đỏ là một trong những loại đậu dễ ​​tiêu hóa hơn.

TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang
Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam