Tầm bóp còn có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng bản địa như lu lu cái, lồng đèn, thù lù cạnh, bôm bốp, thù lù lông. Đây là loại cây thảo, sống hàng năm, cao khoảng 60-80cm, có tên khoa học Physalis angulata, thuộc họ Cà (Solanaceae). Loài này được nhà thực vật học Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Cây ưa ẩm, ưa sáng và cũng có thể hơi chịu bóng. Ở Việt Nam, tầm bóp mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê… 

CÂY TẦM BÓP VÀ NHIỀU DƯỠNG CHẤT QUÝ

Tầm bóp còn có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng bản địa như lu lu cái, lồng đèn, thù lù cạnh, bôm bốp, thù lù lông. Đây là loại cây thảo, sống hàng năm, cao khoảng 60-80cm, có tên khoa học Physalis angulata, thuộc họ Cà (Solanaceae). Loài này được nhà thực vật học Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Cây ưa ẩm, ưa sáng và cũng có thể hơi chịu bóng. Ở Việt Nam, tầm bóp mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê… 

Hình ảnh cây tầm bóp - Physalis angulata

 

Tất cả các bộ phận của cây tầm bóp đều có thể dùng được, bao gồm rễ, thân, lá, quả. Nhưng phần được sử dụng nhiều nhất là lá và quả. Lá tầm bóp mọc so le trên thân hình trụ có phủ lông mềm. Lá có hình bầu dục hoặc gần tam giác, gốc bằng hoặc hình tim, đầu nhọn, mép nguyên hoặc có răng nhỏ, hai mặt có lông dày hơn ở mặt dưới. Phần lá thường được sử dụng như một thực phẩm chế biến các món ăn dân giã như luộc, nấu, xào với thịt hoặc nhúng lẩu.... rau tầm bóp rất có hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh dạ dày, giải nhiệt và trị mụn nhọt.

Rau tầm bóp được sử dụng chế biến nhiều món ăn

 

Đã có nhiều nghiên cứu công bố về thành phần hóa học trong cây tầm bóp. Toàn cây tầm bóp được chứng minh có chứa protein, carbohydrat, chất khoáng, các chất đắng physalin, flavonoid, tannin, alkaloid, carotenoid, phytosterol…. 

Lan và cộng sự (2009) đã phát hiện ra mười bảy withanolide được tìm thấy trong cây tầm bóp gồm phyperunolid A, B, C, D, peruvianoxid, phyperunolid E, 4β-hidroxiwithanolid E, withanolid E, S, C; withaperuvin, Physalolactone, withaphysanolid, Physalactona, withaperuvin D và loliolid. Trong đó phyperunolid A, 4-β hidroxiwithanolid E, withanolid E và withanolid C có hoạt tính gây độc tế bào chống lại ung thư phổi, ung thư vú và ung thư gan.

Phần dưỡng chất chủ yếu tập trung ở quả tầm bóp. Chiết xuất ethanol của quả chứa các phenol, flavonoid, tannin, alkaloid, anthocyanin và carotenoid. Nước ép quả tầm bóp chứa 31,8% các axit amin thiết yếu rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, trong đó chủ yếu là leucine, lysine và isoleucine. 

Quả tầm bóp chứa nhiều dưỡng chất quý

 

Theo các nghiên cứu của Ramadan và Morsel (2003), quả tầm bóp có chứa 2% dầu, trong đó hạt chiếm 1,8%, phần còn lại của quả chiếm 0,2%, với khoảng 15 axit béo, chủ yếu là axit linoleic, axit oleic, palmitic và stearic. Các axit này chiếm 95% tổng số axit béo, trong đó axit linoleic chiếm ưu thế nhất, tiếp theo là axit oleic. Tỷ lệ giữa axit linoleic và axit oleic trong thịt và vỏ là 2:1, và trong hạt là 5:1. Sự có mặt của axit linoleic trong thực phẩm giúp ngăn ngừa các rối loạn tim mạch như bệnh tim mạch vành, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. Ngoài các axit béo trên, tầm bóp còn có một lượng đáng kể các axit béo bão hòa của chuỗi bình thường như axit palmitic (9%) và axit stearic (~ 2,5%). 

Chiết xuất dầu từ phần quả tầm bóp đã loại hạt có thể chứa các trien như axit γ-linolenic (GAL), axit α-linolenic và axit Dihomo γlinolenic.  Axit linolenic có vai trò đối với sức khỏe như axit linoleic, nó được coi là một axit béo thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Phần quả chín còn chứa các triacylglycerol.

Quả cây tầm bóp cho hàm lượng phytosterol cao, chủ yếu là campesterol, β-sitosterol và stigmasterol. Việc tiêu thụ thực vật giàu α, β -sitosterol, campesterol và stigmasterol cho những người tăng cholesterol máu vừa phải (220–240 mg / dL cholesterol), làm giảm lượng cholesterol lưu thông khoảng 10% và 8% LDL cholesterol mà không ảnh hưởng đến mức HDL-cholesterol và chất béo trung tính. Ngoài ra còn có các phytosterol khác như Δ5-avenasterol, lanosterol, Δ7-avenasterol, ergosterol. 

Các khoáng chất chủ yếu trong tầm bóp gồm phốt pho, canxi, sắt, kali và kẽm, trong đó chủ yếu phốt pho, hàm lượng canxi thấp hơn. Hàm lượng sắt và kali lần lượt khoảng 1,2mg và 210mg/100g tính theo trọng lượng khô. Các hợp chất phenolic trong tầm bóp được phát hiện gồm axit gallic, catechol, axit p-Hydroxy benzoic, caffeine, axit vanillic, axit syringic, vanilin, axit benzoic, o - Axitoumaric, axit salicylic và axit cinnamic.

Quả tầm bóp có hàm lượng cao các vitamin A, B, C và E. Các vitamin nhóm B gồm vitamin B3 (3,84mg/100 g) và vitamin B6 (4,59mg/100 g) tính theo trọng lượng khô.

Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất quý nhưng quả tầm bóp vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, có thể do mùi vị không quá hấp dẫn. Người ta chủ yếu sử dụng toàn cây chủ yếu tron các bài thuốc dân gian để chữa sốt, ho, sưng họng, nôn, nấc. Ngày dùng 20-40g toàn cây khô, sắc uống. Dùng ngoài lấy lá non và ngọn tươi 40-80g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp, xoa ngoài, hoặc toàn cây nấu lấy nước để tắm rửa khi bị mụn nhọt, lở loét ngoài da. Quả tầm bóp cho phụ nữ khó đẻ ăn để dễ đẻ, trẻ em nóng âm, người gầy khô, ăn để da thịt mát, tăng cân. Ngoài ra, nước hãm nước sắc còn có thể dùng thụt hậu môn cho trẻ em chữa táo bón. Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng để trị mụn nhọt, li amip, bạch hầu, quai bị, biêm tinh hoàn…. Gần đây, tầm bóp còn được dùng trị ung thư, sốt rét, viêm gan, viêm da, viêm khớp….

DS. Lê Hằng