Chè đắng có tên khoa học là Ilex kaushue SY. Hu – là loại chè được sản xuất và sử dụng từ lâu. Nhiều người sử dụng với mục đích giảm mỡ máu, tiểu đường,… Vậy, khoa học hiện đại đã nghiên cứu về chè đắng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CÂY CHÈ ĐẮNG (PHẦN 1)
Chè đắng có tên khoa học là Ilex kaushue SY. Hu – là loại chè được sản xuất và sử dụng từ lâu. Nhiều người sử dụng với mục đích giảm mỡ máu, tiểu đường,… Vậy, khoa học hiện đại đã nghiên cứu về chè đắng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
1. Tác dụng ức chế acy - CoA cholesteryl acy transferase (ACAT)
Đã xác định được 7 triterpen có tác dụng ức chế ACAT phân lập từ lá chè đắng rừng là: 1.Ulmoidol; 2- acid 23- hydroxyursolic; 3- acid 27 trans - p - coumaroyloxy - ursolic; 4 - acid 27 - cis - p - coumaroyloxyursolid; 5 - 2 alpha, 3 beta - dihydroxy - 24 - nor - urs - 4 ( 23 ), 11 - dien - 28, 13 beta - olid ( ilekudinil A ); 6 - acid alpha, 3 beta - dihydroxy - 24 - nor - urs - 23 ), 12 - dien - 28 - oic (ilekudinol B ) ;1 - 3 beta, 24, 28. trihydroxupan (ilekudinol C) (Nishimura et al., 1999a). Sau đó, lại xác định 2 chất cũng có tác dụng ức chế ACAT là flexosid XLVIII và Cynarasaponin C (Nishimura et al., 1999b).
2. Tác dụng trên nhung mao của chuột cống trắng
- Mục đích: Nghiên cứu thực nghiệm tác dụng dược lý của chè pha đặc lá chè đắng rừng ở Quảng Đông, Trung Quốc trên nhung mao ruột non của chuột cống trắng vừa thôi bú bị béo phì, có So sánh với fenfluramin là một thuốc chống Feniramin là một thuốc chống béo phì tác dụng trung ương.
- Phương pháp: Dùng phương pháp kính hiển vị điện tử, quan sát nhung mao ruột non 60 chuột cống trắng thực nghiệm. Đếm, phân tích để rút ra kết luận.
- Kết quả: So với fenfluramin, chè đặc của lá chè đắng rừng không ảnh hưởng đến cấu hình nhung mao của ruột non, nhưng có tác dụng điều hoà mạnh hơn trên tế bào mỡ bị phì đại ở mô mở (Lu et al 1999).
3. Tác dụng trên cơ trơm khí quản chuột lang cô lập
- Mục đích: Nghiên cứu thực nghiệm tác dụng của cao lá chè đắng rừng trên trơn khí quản chuột lang cô lập in vitro.
- Phương pháp: Dùng tiêu bản chuỗi vòng khí quản chuột lang (lấy khí quản, cắt ra thành vòng, rồi buộc thành chuỗi vòng) , thử nghiệm để xác định đường cong nồng độ - đáp ứng của CaCl2 , histamin , acetylcholin là CaCl2 , histamin , acetylcholin là những chất gây co khí quản trên chuỗi vòng khí quản khi có và không có cao lá chè đắng.
- Kết quả : CaCl2 histamin gây co khí quản có ý nghĩa với pD2 , theo thứ tự là 3,55 và 5,34. Khi dịch nuôi cá cao chè đắng rừng đường cong biểu diễn dịch sang phải và biên độ co giảm, chứng tỏ cao chè đắng rừng ức chế được sức co do hai chất trên.
- Cao chè đắng rừng cũng ức chế sức co của chuỗi vòng khí quản chuột lang do acetylcholin nồng độ 3,10-6 mol/ L và do histamin nồng độ 3,10-6 mol/L. Dùng nhiều nồng độ cao chè đắng rừng sẽ xác định được các tỷ lệ ức chế khác nhau. Trên cơ sở đó đã xác định được nồng độ cao chè đắng rừng ức chế 50 % sức co (IC30) của acetylcholin là 0,16 mg / ml và của histamin là 0,21 mg / ml.
- Kết luận: Chè đắng rừng có tác dụng làm giảm có ý nghĩa cơ trơn khí quản chuột lang cô lập trên mô hình chuỗi vòng khí quản nhiều tác nhân gây co khác nhau (Jiang et al., 2001).
4. Tác dụng chống oxy hoá
- Đã nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá của thành phần phenol chính trong Ilex Kudingcha (chè đắng rừng) ,Ilex cornuta ( Bùi sừng ), và Ligustrum robustum ( Râm khoẻ ): Kết quả cho thấy, dẫn chất phenol chính trong 2 loại Ilex là các acid mono- và di- caffeoyl-quinic có khả năng chống oxy hoá mạnh hơn có ý nghĩa so với dẫn chất phenol của Ligustrum thuộc các glycosid phenylethanoid và monoterpenoid (Zhu et al . 2009).
5. Tác dụng ức chế sự kết tụ lipid loại LDL
- Mục đích: Nghiên cứu tác dụng ức chế của các sapomin triterpenoid phân lập từ lá chè đắng rừng trên sự tích tụ lipid loại LDL ở đại thực bào.
- Phương pháp: Dùng mô hình sàng lọc dựa vào tế bào trên sự tích tụ lipid loại LDL trong đại thực bào để nghiên cứu tác dụng chế của 12 saponin triterpenoid chiết từ lá chè đắng rừng.
- Kết quả: Tám trong 12 hợp chất ức chế được sự tạo thành các tế bào bọt (foam cell) và làm giảm hàm lượng cholesterol toàn phần và triglycerid trong tế bào. Phân tích mối tương quan cấu trúc hoạt tính cho thấy tác dụng này chủ yếu là do vai trò của vòng delta - lacton trong saponin Ngoài ra có thể còn do vai trò của nhóm -OH vị trí C12, số lượng các monosacharid trong chuỗi đường và đường rhamnose ở đầu tận cùng của chuỗi đường (Zheng Tang et al., 2009).
Những nghiên cứu khác sẽ được cập nhật ở phần 2. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý đồng nghiệp.
Nhật Minh- tổng hợp.