Khí công (氣功, qigong hay chikung) là một thuật ngữ của Trung Quốc dùng để chỉ rất nhiều hệ thống luyện tập vật lý và tâm thần để đạt được sức khoẻ,  luyện võ  và để tự giác ngộ.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

1. Khí công (氣功, qigong hay chikung) là một thuật ngữ của Trung Quốc dùng để chỉ rất nhiều hệ thống luyện tập vật lý và tâm thần để đạt được sức khoẻ,  luyện võ  và để tự giác ngộ.

Định nghĩa của từ khí (氣) thường xoay quanh các nghĩa như "hít thở", "không khí", "gas" và "hơi nước" nhưng theo lý thuyết của người Trung Quốc thì nó cũng có thể dùng trong trường hợp mô tả mối quan hệ giữa vật chất, năng lượng và tinh thần. Từcông (功) có nghĩa là thành quả hoặc kết quả hoặc là một loại vật chất có năng lượng cao. Hai từ này hợp lại dùng để mô tả các hệ thống và phương pháp "tu dưỡng năng lượng" và sử dụng nguồn năng lượng bên trong các cơ thể sống.

"Khí công"(氣功) là công phu của việc dùng khí, chữ "công" là thực hiện việc đó trải qua một thời gian có thể có nổ lực và khó khăn mới đạt được. Chữ "khí" thì như khí trong 'không khí' vậy nên gọi là "khí" của dòng khí chuyển động trong cơ thể.

2. Phân loại 

 Khí công trị bệnh: Y học cổ truyền Trung Quốc có một khoa mục là "khí công trị bệnh" có tác dụng cho chức năng phòng và chữa trị bệnh tật

Khí công võ thuật: sử dụng phép vận khí, tụ khí (khí được xem là một loại năng lượng trong cơ thể) để tăng khả năng chống đỡ các đòn đánh, nâng cao khả năng võ thuật. Thường các phép dẫn khí là do người thầy truyền dạy cho đệ tử và hướng dẫn cụ thể để vận khí. Khả năng chống đỡ các đòn đánh có thể đạt đến như đập một khúc gỗ lớn lực mạnh vào người, đâm thương yết hầu (đầu thương không quá nhọn). Phần lớn kỹ thuật vận khí trong võ thuật không được tiết lộ ra bên ngoài.

Khí công tu luyện: Khí công tu luyện gồm có các trường phái như khí công Đạo gia, khí công Phật gia. Khí công tu luyện chú trọng về những điều vượt khỏi tầng thứ chữa bệnh khoẻ người, giảng về tầng thứ cao hơn, chú trọng về hàm dưỡng và tâm tính.

Khí công Đạo gia: Khí công thuộc trường phái Đạo gia chú trọng về nội ngoại kiêm tu, vừa luyện võ vừa tu nội. Chú trọng vào hàm dưỡng tâm tính, chú trọng vào Chân, sự chân thật, và ngay thẳng. Khí công được sử dụng như là một phần thiền định của họ. Phương pháp xếp bằng của Đạo gia gọi là "đơn bàn" với chân này đặt trên chân kia, hai chân song song, áp chặt các huyệt vị. Các môn phái thuộc trường phái Đạo gia: Võ Đang, Nga Mi, Tai Chi(Thái Cực Quyền),...

Khí công Phật gia: Khí công thuộc trường phái Phật gia chú trọng về hàm dưỡng tâm tính ở sự thiện lành và từ bi. Phương pháp xếp bằng trường phái Phật gia là "song bàn" với hai chân bắt tréo chồng lên nhau theo thế hoa sen. Các môn phái thuộc trường phái Phật Gia: Mật tông Tây Tạng…

3. Hình thức tập luyện

Động công: Các chuyển động chậm rãi, có nhịp điệu nhằm hỗ trợ sự lưu thông của khí, và khai thông các dòng năng lượng trong cơ thể, Tai Chi (Thái Cực Quyền) là một ví dụ nổi trội cho động công. Một ví dụ khác là Ngũ Cầm Hí của Hoa Đà với các tư thế bắt chước động tác của năm loài động vật. 

Tĩnh công: Người tập được yêu cầu giữ thế tay, chân, hay đứng bất động trong một tư thế trong một khoảng thời gian. Bát Đoạn Cẩm là một loạt các bài tập cũng dựa trên các tư thế. 

Thiền định: Hầu hết các trường phái đào tạo khí công đều có một số hình thức thiền định. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, thiền định được xem như một kỹ thuật tập trung cao cấp mà ở đó các học giả dùng để có sự tập trung và thanh tĩnh, các Danh y cũng thực hành thiền định. Thiền định cũng được xem như để khai thông một số điểm tập trung năng lượng gọi là Luân Xa theo Cảm xạ học, hay là để khai mở các huyệt đạo và hình thành dòng đại chu thiên nối các kinh mạch. Thiền định cũng được thực hành nhằm tăng khả năng nhẫn nại, và sự tập trung, định lực.

Hoạt động đòi hỏi sự hỗ trợ từ bên ngoài: Một số môn phái chú ý vào sự hỗ trợ từ thức ăn và đồ uống, sử dụng massage và các hình thức khác nhau. Một số khí công sư dùng hình thức phát khí hay phát tín tức (năng lượng) cho các học viên

4. Những nguyên tắc chung về tập luyện khí công để khỏe

Nơi tập luyện

Nơi tập phải "thông" và "thoáng" khí. Thông và thoáng có nghĩa là lưu động khí đầy đủ nhưng không phải là nơi gió ầm ầm mà đứng tập và cũng không phải căn phòng kín mít đến nỗi thở thông thường mà tim đập mạnh và nhiều.
Nơi tập không phải là nơi sâu thẳm dưới lòng đất cũng như trên ngoạn núi cao chót vót.

Cách thức tập luyện

"Khí công" thì có rất nhiều phương pháp và cách vận hành khác nhau nhưng tựu trung tập luyện để "khỏe" thì cách tập nhẹ nhàng và thanh thoát, thanh thản là vẫn an toàn hơn.

Hiệu quả tập luyện

Tập khí công nhiều thì phải "khỏe lên mỗi ngày", nếu không thì đã tập sai. Việc tập sai thì tác hại không ít đến sức khỏe.