Hạt tiêu hay còn gọi là phù tiêu, hồ tiêu. Trong đông y, hạt tiêu có vị cay, mùi thơm, tính nhiệt. Có tác dụng ôn trung tán hàn hạ khí tiêu đàm điều vị, giải độc, dùng để hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, đau quặn bụng do lạnh
Trong hạt tiêu có chứa chất alkaloid (pipenine, chavicine, piperiline…), dầu nhựa và tinh dầu. Chúng có tác dụng làm tăng nhu động ruột, an thần giảm đau, hạ sốt, chống kinh giật, làm tăng huyết áp, sát trùng.
Trong đông y, hạt tiêu có vị cay, mùi thơm, tính nhiệt. Có tác dụng ôn trung tán hàn hạ khí tiêu đàm điều vị, giải độc, dùng để hỗ trợ điều trị tiêu hóa, đau quặn bụng do lạnh
Hạt tiêu là loại gia vị được dùng phổ biến trong chế biến món ăn và cũng là vị thuốc quý trong đông y.
Một số bài thuốc chữa bệnh có hạt tiêu:
Trị rối loạn tiêu hóa:
Hồ tiêu tán bột 3gam, gừng tươi 6gam, tử tô 6gam. Sắc (hãm) cho uống.
Trị buồn nôn không ăn được:
Hạt tiêu tán bột mịn 20gam, bán hạ tán bột mịn 20gam, nước gừng vừa đủ. Bột tiêu và bột bán hạ trộn với nước gừng làm viên, viên nhỏ bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 15 - 20 viên với nước ấm.
Chữa viêm loét dạ dầy hành tá tràng, viêm đại tràng:
Bột hồ tiêu 5gam, gừng tươi 30gam, đại táo 20gam. Các vị cho vào nồi, thêm nước sắc cho cạn bớt nước thành dạng chè táo, ăn.
Chữa phong thấp:
hồ tiêu, hồi, phèn chua, liều lượng bằng nhau. Các vị giã nhỏ, xoa bóp chỗ đau
Chữa ho lâu:
Hồ tiêu 6 hạt, thận lợn 1 đôi. Hồ tiêu tán nhỏ; thận lợn rửa sạch thái miếng. Nấu chín. Ăn thận và uống nước (Hải Thượng Lãn Ông).
Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vượng không dùng. Không nên dùng nhiều vì dễ phát mụn nhọt, ngộ độc. Giải độc hồ tiêu bằng canh đậu xanh.
BS. Tiểu Lan