Bạch hoa xà là một cây thuốc thường được sử dụng nhiều trong dân gian với công dụng trị bệnh khá hiệu quả. Theo y dược cổ truyền, bạch hoa xà có vị đắng, tính ôn có tác dụng làm thuốc chữa cao huyết áp, phong thấp, táo bón, chấn thương, mụn nhọt, ghẻ lở.
Bạch hoa xà hay còn gọi là cây đuôi công, Bạch tuyết hoa. Tên khoa học là Plumbago zeylanica L. Là loại cây nhỏ mọc thành bụi, cao 80 -1.5m, có thân rễ, thân có đốt và nhẵn. Lá mọc so le, hình trứng đầu nhọn, mép nguyên không có lông, mặt dưới hơi trắng nhạt. Hoa có màu trắng mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá, đài hoa có lông dài, chạm vào có cảm giác nhớt. Rễ khô có màu đỏ nhạt, vị hắc và buồn nôn. Cây thường mọc ở ven bở ruộng, ven các ngọn núi, khu đất hoang ở các vùng miền Bắc, Trung, Nam .Bạch hoa xà thường được thu hái vào mùa hạ, để nguyên cây đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô và cất đi để làm thuốc dùng dần.
Theo y dược cổ truyền, bạch hoa xà có vị đắng, tính ôn có tác dụng làm thuốc chữa cao huyết áp, phong thấp, táo bón, chấn thương, mụn nhọt, ghẻ lở.
Mốt số bài thuốc thường được sử dụng trong y dược cổ truyền từ cây Bạch hoa xà.
Bạch hoa xà
Hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp
- Lá dâu 20g, Hoa đại 12g, Thảo quyết minh 16g, Cỏ xước 12g, Ích mẫu 12g, Bạch hoa xà 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hỗ trợ điều trị chứng phong thấp.
- Rễ bạch hoa xà 12g, Dây đau xương 12g, Thổ phục linh 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Điều trị chứng mụn, nhọt sưng tấy.
- Lá Bạch hoa xà đắp cách 2 -3 lớp gạc ngay trên mụn nhọt, có tác dụng làm tan nhọt. Nên cẩn thận vì có thể gây bỏng đa nếu không đắp cách gạc. Chỉ nên đắp 30 phút.
Trị sưng đau do chấn thương.
- Rễ hoặc lá bạch hoa xà giã chung với cơm thành bột nhão, đắp lên chỗ sưng đau.
Trị bong gân, sai khớp.
- Rễ bạch hoa xà 20g, Cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Có thể dùng rễ ngâm rượu để xoa bóp.
Lưu ý. Phụ nữ có thai không nên dùng bạch hoa xà.