Ngải cứu không chỉ là một loại rau gia vị quen thuộc trong gia đình Việt mà nó còn có tác dụng như một vị thuốc bổ máu, giảm đau. Đặc biệt phải kể đến tác dụng làm đẹp, chữa một số bệnh ngoài da mà ít người biết tới.
TÁC DỤNG LÀM ĐẸP BẤT NGỜ TỪ NGẢI CỨU
Ngải cứu không chỉ là một loại rau gia vị quen thuộc trong gia đình Việt mà nó còn có tác dụng như một vị thuốc bổ máu, giảm đau. Đặc biệt phải kể đến tác dụng làm đẹp, chữa một số bệnh ngoài da mà ít người biết tới.
1. Giới thiệu chung về Ngải cứu
Mô tả
Ngải cứu tên khoa học là Artemisia vulgaris L. Họ Cúc (Asteraceae), là loại cây cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, có thể trồng quanh nhà làm thuốc.
Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải Diệp. Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung. Dùng tươi, rửa sạch giã, lọc lấy nước uống.
Phân bố
Mọc nhiều nơi ở Việt Nam và ở nhiều nước khác châu Á.
Thu hái, chế biến
Hái cành và lá vào tháng 6 (tương ứng với ngày 5-5 âm lịch). Phơi khô trong râm cho khô. Khi hái về, phơi khô, tán nhuyễn, rây lấy phần lông trắng và tơi, gọi là Ngải nhung, dùng làm mồi cứu.
Bào chế:
- Phơi khô giã nát, bỏ gân xanh, cho vào ít bột lưu hoàng (lưu hoàng ngải), dùng để cứu; cho ít bột gạo thì dễ giã nhỏ, dùng để uống (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
- Ngày Đoan ngọ (5-5 âm lịch), giờ Mùi (13-15g) ra vườn, lặng yên không nói gì cả, cắt Ngải cứu đem về, phơi trong râm cho khô. Càng để lâu càng tốt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái ngắn phơi khô. Khi dùng ngải để cứu (ngải nhung) thì phải sao qua, tán bột bỏ xơ. Dùng tươi thì rửa sạch giã vắt lấy nước uống.
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm. Quy kinh can, tỳ, thận. Ngải cứu được dùng làm thuốc ôn khí huyết, trị tâm bụng lạnh đau, tiết tả, chuyển gân, lỵ lâu, nôn máu, máu cam, ỉa máu, kinh nguyệt không đều, băng lậu, khí hư, thai động không yên, ung nhọt lở loét, ngứa ghẻ.
2. Tác dụng trị bệnh ngoài da từ ngải cứu
Trong ngải cứu có nhiều tinh dầu và một số hoạt chất có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn của máu, cải thiện quá trình trao đổi chất nhờ đó giúp da được nuôi dưỡng tốt hơn và cung cấp đủ nước cho da.
Đặc biệt theo nghiên cứu, trong ngải cứu chứa hoạt chất Tanin – có tác dụng kháng viêm nhẹ, giúp ngăn ngừa sự xuất hiện mụn nước nhỏ, chữa bệnh chàm (eczema) và một số loại viêm da khác.
Với những làn da dầu nhờn, ngải cứu còn có tác dụng làm sạch, loại trừ các vị khuẩn bụi bẩn trên da nhờ tác dụng phân giải chất mỡ. Bảo vệ tốt đối với da khô nên phù hợp cho tất cả các loại da.
3. Bài thuốc làm đẹp từ ngải cứu
50g ngải cứu khô đun sôi trong 1000ml nước, để sôi trong vòng 15-20 phút. Để nguội, sau đó dùng tấm vải sạch lọc kỹ lấy nước. Bảo quản ở ngăn mát trong lọ kín.
Cách dùng:
Buổi tối sau khi rửa mặt sạch có thể xoa nước ngải cứu đều lên mặt, hoặc thấm vào bông tẩy trang/mặt nạ giấy nén đắp lên da mặt hoặc những chỗ da sần sùi khoảng 4-5 phút. Sau đó có thể lau qua lại bằng nước sạch và bôi kem dưỡng ẩm.
Công dụng
Dưỡng ra, chữa ngứa da, chàm và mụn nước. Lưu ý không nên sử dụng nếu da nhạy cảm, da dễ kích ứng hoặc nhiều mụn mủ, mụn viêm, trẻ nhỏ…
4. Một số bài thuốc khác từ ngải cứu
Kinh nguyệt không đều, tử cung lạnh, khó thụ thai
Bạch thược 120g
Đương quy 120g
Hoàng kỳ 120g
Hương phụ 240g
Ngải cứu 120g
Ngô thù du 120g
Quan quế 20g
Sinh địa 40g
Tục đoạn 180g
Xuyên khung 120g
Làm hoàn, mỗi ngày uống 12 - 14g/3 lần
Rong huyết do huyết hư, kinh nguyệt ra nhiều
Ngải cứu 12g
Sinh địa 10g
Đương quy 10g
Bạch thược 5g
Xuyên khung 3g
Sắc với 800ml nước còn 300ml, lọc bỏ bã, thêm 12g A giao vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày
Tử cung lạnh làm cho vô sinh
Bạch thược, Đương quy, Hương phụ, Ngải cứu, Thục địa, Xuyên khung. Tùy chứng gia giảm. Tán bột làm viên, ngày uống 12 – 16g.
Phụ nữ bị các chứng khí huyết hư, bụng sườn đầy chướng
Đương quy 80g
Ngải cứu đều 80g
Hương phụ 240g
Sắc uống.
Bác sĩ: Nguyễn Hoa