Theo y dược cổ truyền, cây cúc tần có vị đắng, cay có tác dụng tán phong hàn, lợi tiểu, thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng cảm, sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương.

Cây cúc tần có tên khoa học là Pluchea indica. Là loại cây bụi cao 1 - 2m, cành mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, màu lục xám, mép lá có hình răng cưa, gần như không có cuống. Hoa có màu tím nhạt, hình đầu mọc thành ngù ở ngọn. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm. Cây mọc hoang và được trồng làm hàng rào ở nhiều nơi. Bộ phận thường dùng để làm thuốc là rễ, lá, cành dùng tươi hoặc là sấy khô.

Theo y dược cổ truyền, cây cúc tần có vị đắng, cay có tác dụng tán phong hàn, lợi tiểu, thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng cảm, sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương.

Cây cúc tần

Cây cúc tần

Một số bài thuốc thường được sử dụng trong y dược cổ truyền từ cây cúc tần.

Hỗ trợ điều trị chứng sốt xuất huyết.

  • Lá cúc tần 20g, Cỏ mực 20g, Mã đề 20g, Trắc bách diệp 20g, Sắn dây 20g, Rau má 20g, Lá tre 15g, Gừng tươi 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị chứng chân tay tê nhức, tê hai bàn tay.

  • Rễ cúc tần 12g, Nho rừng 16g, Thiên niên kiện 10g, Rễ xấu hổ 12g, Rau muống biển 10g, Địa long 12g, Rễ duối 12g, Thổ phục linh 10g, Thần xạ 12g, Cối xay 10g, Huyết rồng 8g, Cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị chứng phong thấp, đau nhức xương khớp.

  • Rễ cúc tần 20g, Rễ bưởi bung, 20g, Rễ xấu hổ 20g, Rễ và lá đinh lăng 10g, Rễ và lá cam thảo dây 10g. Những vị thuốc trên sao qua rồi sắc với 600ml nước. Một thang chia làm 2 lần, ngày uống 1 thang.