Theo y dược cổ truyền, giấm được sử dụng như là một vị thuốc để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, đặc biệt trong đó có bệnh tăng huyết áp.
Theo y dược cổ truyền, giấm được sử dụng như là một vị thuốc để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, đặc biệt trong đó có bệnh tăng huyết áp. Sở dĩ giấm có tác dụng phòng ngừa bệnh tăng huyết áp là vì acid nicken và vitamin C trong thành phần của giấm có thể làm giãn mạch, hạ cholesterol, chống béo phì và tăng độ đàn hồi của thành mạch. Các thực phẩm ngâm với giấm như lạc, đậu nành, tỏi... đều có thể làm giảm mỡ máu, phòng chống xơ vữa động mạch, góp phần điều hòa huyết áp.
Tỏi ngâm giấm như là vị thuốc để điều trị bệnh tăng huyết áp
Dưới đây là một số bài thuốc được dùng từ giấm ngâm với một số loại thực phẩm thông dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp.
Lạc sống ngâm với giấm có tác dụng phòng ngừa bệnh tăng huyết áp:
Một bát lạc sống ngâm với lượng giấm vừa đủ ít nhất trong 7 ngày, mỗi ngày đảo đều 2 lần. Hàng ngày vào buổi sáng và tối ăn 10 hạt mỗi lần.
Đậu nành ngâm giấm:
- Đậu nành 500g rang vàng rồi ngâm với 1 lít giấm, sau 10 ngày là có thể dùng được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 5 - 6 hạt, sử dụng thường xuyên rất tốt cho sức khỏe.
Tỏi ngâm giấm:
- Bóc hết vỏ tỏi rồi đêm ngâm với 150g đường đỏ trong 150ml giấm, sau khoảng nửa tháng là dùng được. Mỗi ngày sử dụng khoảng 2 tép tỏi và uống một chút nước giấm vào lúc sáng sớm khi chưa ăn sáng.
Nấm hương ngâm giấm:
- Nấm hương bỏ cuống, rửa sạch rồi cho vào trong lọ, đổ giấm ngập, ngâm trong khoảng nửa tháng là có thể sử dụng được. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 10ml.
Giấm với mật ong.
- Đun sôi 500ml giấm rồi đổ 500g mật ong vào luyện thành dạng hồ. Ngày ăn 3 lần, mỗi lần 10g.
Đường phèn với giấm.
- Hòa tan 500g đường phèn với 100ml giấm. Ngày sử dụng 3 lần, mỗi lần 10ml sau khi ăn.
Nguồn: Sưu tầm