Ở phần 1 chúng ta đã được tìm hiểu 5 nghiên cứu khoa học về tác dụng dược lý của cây chè đắng, phần 2 chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nghiên cứu còn lại. Viện nghiên cứu và phát triển y dược cổ truyền Việt Nam sẽ nghiên cứu cũng như cập nhật những nghiên cứu mới nhất tới quý độc giả.
NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CÂY CHÈ ĐẮNG (PHẦN 2)
Ở phần 1 chúng ta đã được tìm hiểu 5 nghiên cứu khoa học về tác dụng dược lý của cây chè đắng, phần 2 chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nghiên cứu còn lại. Viện nghiên cứu và phát triển y dược cổ truyền Việt Nam sẽ nghiên cứu cũng như cập nhật những nghiên cứu mới nhất tới quý độc giả.
1. Tác dụng trên hoạt động vận động tự nhiên
- Thử trên chuột nhắt trắng dùng phương pháp lồng rung. Cho chuột uống saponin thô chè đăng rừng với liều 0,82, 1,67, và 2,5 g/kg lúc 20 phút trước thí nghiệm . Kết quả cho thấy, thuốc nghiên cứu làm giảm hoạt động của chuột theo thứ tự 39 S5 và 67 % so với lô chứng. Saponin thô chè đắng rừng (chứa 33 % saponin toàn phần) được chiết từ lá chè đắng rừng phơi khô với hiệu suất 66,5 % (cử 100g chè đắng khổ, chiết được 16,5g saponin thô Bùi Thị Bằng, 2006 : 69 - 82].
2. Tác dụng bảo vệ gan .
Gây tổn thương gan và xơ gan ở chuột nhắt trắng bằng cách tiêm phúc mạc CCl4, một tuần 2 lần, kéo dài trong 3 tháng. Cho chuột uống saponin thô lá chè đắng rừng (cách chiết như mục 1) với liều mỗi ngày 2g/kg (tương đương với liều lá khô là 15 g/kg) bắt đầu từ tháng thứ 2 đến hết tháng thứ ba (uống thuốc trong 2 tháng). Kết quả cho thấy :
- Enzym GPT trong huyết thanh ở lô dùng thuốc giảm 28 % (P < 0 , 01);
- Bilirubin trong huyết thanh không thay đổi có ý nghĩa thống kê;
- Hàm lượng collagen trong gan giảm 30,6 (P < 0 ,05) ;
- Hoạt tính chống oxy hoá trong gan chuột lô dùng thuốc tăng 24 % (P< 0,05).
- Xét nghiệm vị thể gan ở lô dùng saponin to canonin thô, thấy có tổn thương, nhưng mức độ tổn thương ít hơn và nhẹ hơn so với lô chứng không dùng thuốc [Tài liệu đã dẫn].
3. Tác dụng chống viêm
Saponin thô lá chè đắng rừng với tổng liều là 2,5g/kg và 3,3 g/kg chia ra 3 lần bằng nhau , 2 lần trước và một lần sau khi tiêm caragenin để gây viêm vào dưới da gan bàn chân chuột , làm giảm phù chân chuột cống trắng theo thứ tự là 30 và 32% (P < 0,05). Trên mô hình u hạt thực nghiệm, cho chuột cống trắng uống saponin thô (cách chiết như ở mục với liều hàng ngày là 2,5 g/kg liên trong 5 ngày u hạt giảm 30,6 % (P <0,05). Như vậy là saponin thô lá chè đắng rừng có tác dụng chống viêm cấp viêm mạn tính , nhưng mức độ tác dụng vừa phải [Tài liệu đã dẫn].
4. Tác dụng trên khả năng nhận thức và duy trì phản xạ có điều kiện
Thử trên chuột nhắt trắng dùng máy đo phản xạ có điều kiện tự động. Cho chuột uống saponin thô liều 2,g /kg , tương đương liều lá khô là 15/kg lúc phút trước khi thí nghiệm , thấy saponin lá chè đắng không làm giảm được số ngày học tập để hình thành phản xạ, nhưng duy trì được thời gian phản xạ có điều kiện lâu hơn so với lô đối chứng [Tài liệu đã dẫn ] .
5. Độc tỉnh cấp
Cho chuột nhắt trắng uống saponin thô lá chè đắng rừng đến liều 49 g/kg tương đương với liều lá chè đắng khô là 300 g/kg, theo dõi 72 giờ, không có con chuột nào chết , chứng tỏ thuốc có độc tính cấp thấp [Tài liệu hướng dẫn].
6. Tác dụng hạ huyết áp
Trên động vật thực nghiệm là chó và thỏ, dịch chiết nước lá chè đắng rừng có tác dụng làm hạ huyết áp (Phan Văn Các, 2004).
7. Tác dụng chống độc do dioxin
Gây độc cho chuột nhắt trắng bằng dioxin thấy dịch chiết lá chè đắng rừng làm giảm tỷ lệ chuột chết so với lô đối chứng không dùng thuốc (Nông Thanh Sơn, 2001).
8. Thử lâm sàng điều trị tăng huyết áp
Thử lâm sàng trên bệnh nhân bị tăng huyết vô căn ở bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng Thái Nguyên, thấy dịch chiết lá chè đắng rừng có tác dụng hạ huyết áp, làm giảm hàm lượng cholesterol huyết, an thần, tăng cường giấc ngủ sâu và dài hơn, cải thiện được một số cảm giác chủ quan của bệnh nhân như đau đầu, chóng mặt (Nông Thị Nga, 2003).
9. Tác dụng trên số thông số huyết lưu biến học
- Mục đích: Nghiên cứu tác dụng của saponin toàn phần chiết từ lá chè đắng rừng trên huyết lưu biến học (hemorheology ) ở chuột nhắt trắng bị tăng cholesterol huyết do chế độ ăn giàu cholesterol.
- Phương pháp: chuột được chia thành 6 lô. Lô 1 đối chứng sinh học; lô 2 đối chứng bệnh lý do chế độ ăn giàu cholesterol; lô 3 đối chiếu: như 2 và dùng atorvastatin (thuốc ức chế HMG CoA reductase làm giảm tổng hợp cholesterol gan) 50 mg / kg; 3 lô 4, 5, 6 như lô 2 và dùng saponin lá chè đắng rừng với liều theo thứ tự 75 150 và 300 mg/kg. Cho ăn chế độ giàu cholesterol và dùng thuốc 6 tuần. Sau đó xác định một số thông số huyết học và hoá sinh máu.
- Kết quả: Saponin chè đắng rừng và atorvastatin làm giảm có ý nghĩa so với lô 2 các thông số cholesterol toàn phần trong huyết tương. Độ nhớt màu toàn phần, độ nhớt của huyết tương và chỉ số kết tụ tiểu cầu. Ở các lô 3, 4, 5 và 6, các thông số sau đây được cải thiện: làm giảm hàm lượng fibrinogen trong huyết tương, kéo dài thời gian đông máu, thời gian thromboplastin, thời gian thrombin, thời gian prothrombin. Tuy nhiên thông số hematocrit (tỷ lệ % thể tích hồng cầu so với máu toàn phần và chỉ số biến dạng hồng cầu không khác có ý nghĩa so với lô 2).
- Kết luận: Saponin toàn phần lá chè đắng rừng có thể được dùng để điều trị tăng cholesterol huyết và xơ vữa động mạch (Zheng, Wang et al 2009)
Nhật Minh – tổng hợp.