Theo y dược cổ truyền, cây tầm phỏng có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, giảm đau, thường được sử dụng để giảm thiểu viêm đường tiết niệu, viêm thận, tê thấp, phù thũng....

Tam phỏng hay còn được gọi là Tầm phỏng, Xoan leo. Có tên khoa học là Cardiospermum halicacabum L. Là loại cây dây leo sống hàng năm, dài 1.5 -3m. Thân và cành cây tam phỏng có khía dọc. Lá mọc so le, lá kép, lá chét có hình tam giác, có thùy, nhọn mũi, nhẵn hoặc có ít lông. Hoa trắng lục mọc thành chùm ở nách với cuống chung có 2 tua cuốn mọc đối; cánh hoa có phần phụ. Quả dạng túi, có 3 góc, dạng màng, có gân lồi. Hạt đen có đốm trắng. Bộ phận thường dùng để làm thuốc là rễ của cây tam   phỏng.    

Theo y dược cổ truyền, cây tầm phỏng có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, giảm đau, thường được sử dụng để giảm thiểu viêm đường tiết niệu, viêm thận, tê thấp, phù thũng....

Cây tam phỏng

Cây tam phỏng

Một số bài thuốc thường được sử dụng trong y dược cổ truyền từ cây tam phỏng.

Giảm thiểu chứng tiểu đường.

  • 60g cay tam phỏng tưoi. Sắc uống mỗi ngày.

Chữa bệnh tiểu đường, người mệt mỏi, khát nước nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều...

  • Dây tầm phỏng 15g, Rau tằm lá 20g, Cây bạc thau 15g, Mã đề 20g, Bông trang trắng 15g, Đinh lăng 25g, Đọt tre non 15g, Ngũ gia bì 15g, Rau dền tía 15g, Khổ qua 15g, Huyết rồng 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa zona.

  • Tầm phỏng, Rau dừa nước dùng lượng bằng nhau, nấu lấy nước rồi rửa tại chỗ.

Chữa mụn bọc có mủ, lở loét.

  • Tầm phỏng, Giang bản quy các vị bằng nhau. Sắc lấy nước rửa tại chỗ.

Nguồn: Cây thuốc Việt Nam