Theo y dược cổ truyền, hành tăm có vị cay, mùi hăng, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu.

Hành tăm hay còn được gọi là hành trắng, củ nén. tên khoa học là Allium schoenoprasum. Hành tăm được phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, nhất là Nghệ An và Hà Tĩnh. Hành tăm thường được sử dụng như một loại gia vị trong cuộc sống hàng ngày.

Theo y dược cổ truyền, hành tăm có vị cay, mùi hăng, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu. Thường được sử dụng để trị cảm hàn, bí tiểu tiện, côn trùng cắn...

Hành tăm vị thuốc chữa bách bệnh trong y dược cổ truyền

Hành tăm

Một số bài thuốc thường được sử dụng trong y dược cổ truyền từ cây hành tăm.

Trị cảm hàn

  • Giã nát 10 củ hành tăm, sắc uống, bã dùng để đánh gió.

Trị cảm phong hàn, sốt không có mồ hôi, đau mình mẩy.

  • Lá tía tô 20g, hành tăm 20g, thái nhỏ nấu cháo gạo ăn khi còn nóng, sau đó đắp chăn nằm nghỉ cho ra mồ hôi.

Chữa trướng bụng, bí tiểu tiện

  • Giã hành tăm rồi sao nóng đắp vào vùng bụng dưới. Trẻ nhỏ bị bí tiểu tiện thì dùng củ hành tăm 4g giã dập chưng cách thủy với 1 chén con rồi uống nóng, bỏ bã.

Ho gà

  • Củ hoặc lá hành tăm giã nhuyễn với đường phèn hấp cơm, chắt nước uống

Chữa tiêu chảy

  • Lấy vài củ hành tăm, 10g táo tây. Sắc uống ngày 1 thang

Trị rắn cắn, ong đốt, rết cắn

  • Theo kinh nghiệm xa xưa mà người dân để lại thì khi bị trùng thú cắn thì nhai ngay 1 nắm hành tăm, nuốt một nửa, nửa còn lại thì đắp lên chỗ bị cắn.

Đánh tan máu bầm

  • Dùng củ hành tăm nấu nước rửa vết thương rồi giã củ hành đắp lên chỗ bị thương.

Lòi dom

  • 10 tép hành tăm giã nhuyễn rồi xào nóng để xông (sau khi đã rửa sạch sẽ hậu môn)