Theo y dược cổ truyển, cây thanh uyển có vị đắng, ngọt, tính ôn có tác dụng ôn phế hóa đờm, nhuận phế hạ khí, thường được sử dụng để điều trị ho, suyễn, viêm phế quản....
Cây thanh uyển là loại cây thảo, sống lâu năm cao từ 1 - 2m . Thân cây mọc thẳng, phân cành nhiều và có lông thưa, cuống lá dài có rìa bên, lá phía trên mọc so le, nhỏ và hẹp hơn gần như không có cuống. Lá hoa có màu tím nhạt, hoa ống ở giữa có màu vàng. Cây phân bố chủ yếu ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Bộ phận thường dùng để làm thuốc là rễ và được thu hái quanh năm.
Theo y dược cổ truyển, cây thanh uyển có vị đắng, ngọt, tính ôn có tác dụng ôn phế hóa đờm, nhuận phế hạ khí, thường được sử dụng để điều trị ho, suyễn, viêm phế quản....
Cây Thanh Uyển
Một số bài thuốc thường được sử dụng trong y dược cổ truyền từ cây thanh uyển
Chữa ho có đờm:
- Thanh uyển 12g, bách bộ 12g, cát cánh 8g, mạch môn 8g, kinh giới 8g, trần bì 6g, cam thảo dây 6g. Những vị thuốc trên thái nhỏ, phơi khô rồi sắc với 400ml. Uống 2 lần trong ngày.
Điều trị viêm phế quản cấp tính:
- Thanh uyển 12g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, tiền hồ 12g. Nếu có đờm nhiều, rêu lưỡi trắng thì thêm bán hạ 12g, trần bì 8g. Nếu bị hen suyễn thì bỏ cát cánh, thêm ma hoàng 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống sau bữa ăn 1 giờ 30 phút.
Trị viêm phế quản mạn tính.
- Thanh uyển 10g, khoản đông hoa 10g, thổ bốn mẫu 10g, hạnh nhân 10g, cát cánh 10g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hỗ trợ điều trị hen phế quản:
- Thanh uyển 12g, tế tân 12g, khoản đông hoa 12g, đại táo 12g, ma hoàng 10g, ngũ vị tử 10g, bán hạ chế 8g, xạ can 6g, gừng sống 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Giảm thiểu chứng suy nhược cơ thể:
- Thanh uyển 12g, ngũ vị tử 10g, tang bạch bì 10g, thục địa 10g, đảng sâm 10g, hoàng kỳ 10g. Sắc uống trong ngày.
Chữa sởi thời kỳ hồi phục.
- Sa sâm 10g, mạch đông 10g, thanh hộc 10g, ngọc trúc 10g, đậu ván 10g, thiên hoa phấn 10g, bách bộ 10g, thanh uyển 10g, thần khúc 10g. Những vị thuốc trên sắc 2 lần lấy nước rồi trộn hòa 2 lần nước với nhau, dùng để uống thay trà.
Nguồn: Sưu tầm.