Theo y dược cổ truyền, cây rau dền có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, ích khí và khai khiếu, thường được sử dụng để điều trị chứng kiết lỵ, táo bón, rối loạn tiết niệu, đau mắt đỏ...
Theo y dược cổ truyền, cây rau dền có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, ích khí và khai khiếu, thường được sử dụng để điều trị chứng kiết lỵ, táo bón, rối loạn tiết niệu, đau mắt đỏ...
Một số bài thuốc và món ăn thường được sử dụng trong y dược cổ truyền từ cây rau dền.
Chữa phát ban:
Rau dền 10g, Rễ hoặc lá lức 10g, Ké hoa vàng 8g, Rễ sắn dây 8g, Cỏ mần trầu 8g, Dây chiều 8g, Rau má 8g, Dây giác tía 8g, Kinh giới 6g, Cam thảo đất 6g, Bạc hà 4g, Gừng 2 lát. Những vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang.
Chữa đau mắt đỏ:
- Hạt dền cơm 10g, Hạt thảo quyết minh 10g. Sắc nước uống.
Trị đại tiện, tiểu tiện không thông:
- Hạt dền cơm 20g. Sắc nước uống.
Canh rau dền hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung, u tuyến giáp lành tính.
- Rau dền tía 200g rửa sạch rồi nấu canh.
Canh rau dền thịt lợn hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân bướu giáp trạng lành tính.
- Rau dền tía 60g, Thịt lợn nạc 60g. Nấu canh.
Canh rau tập tàng giúp mát gan, thanh nhiệt, kích thích hệ tiêu hóa.
- Dền cơm 100g, Rau dệu 50g, Ngọn lá mảnh cộng 50g. Nấu với nước cua.
Cháo rau dền tía được sử dụng người phụ nữ trước và sau khi sinh con có chứng kiết lỵ
- Rau dền tía 200g rửa sạch rồi nấu lấy nước, nước của rau dền tía nấu với gạo lứt thành cháo. Ăn lúc đói.
Lưu ý: Phụ nữ có thai và người hư hàn tiêu chảy dùng hạn chế.
Nguồn: Sưu tầm