Theo y dược cổ truyền, hoa tầm xuân có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết, giải độc giảm đau, thường được sử dụng để hỗ trơ điều trị các chứng bệnh như hoàng đản, thủy thũng, đái dầm ở trẻ em...

Cây hoa tầm xuân là một loại cây nhỏ họ quế hoa. Theo y dược cổ truyền, hoa tầm xuân có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết, giải độc giảm đau, thường được sử dụng để hỗ trơ điều trị các chứng bệnh như hoàng đản, thủy thũng, đái dầm ở trẻ em...

Tùy theo từng bộ phận của cây tầm xuân mà có những tác dụng chữa bệnh khác nhau.

Hoa tầm xuân\

Hoa tầm xuân

Hoa

Hỗ trợ điều trị chứng cảm nắng vào mùa hè 

Biểu hiện: Tức ngực, buồn nôn, có thể nôn ra máu, chán ăn, mệt mỏi.

Phương thuốc điều trị: Hoa tầm xuân 3 - 9g, sắc uống ngày 1 thang. Hoặc hoa tầm xuân 5g, thiên hoa phấn 10g, sinh thạch cao 30g, mạch môn 15g. Sắc  uống ngày 1 thang.

Nôn ra máu và chảy máu cam: 

  • Hoa tầm xuân 6g, bạch cập 15g, và rễ cỏ tranh 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bướu tuyến giáp có thể sử dụng hoa tầm xuân 5g, hoa hậu phác 5g, hoa chỉ xác 5g, hoa hồng 5g. Sắc uống ngay1 thang.

Viêm loét chân tay có thể dùng lá tầm xuân nấu nước để rửa vết thương.

Nhọt độc sưng nề có thể sử dụng lá và cành non của cây tầm xuân giã nát rồi thêm ít muối đắp vào chỗ bị tổn thương.

Rễ

Liệt mặt và liệt nửa người do tăng huyết áp có thể sử dụng rễ tầm xuân 15 -30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chảy máu cam mãn tính có thể dùng vỏ rễ tầm xuân 60g hầm với thịt vịt ăn.

  • Đái dầm ở trẻ em, người cao tuổi đi tiểu đêm nhiều lần có thể sử dụng rễ tầm xuân 30g sắc uống hoặc hầm với thịt lợn ăn.
  • Trĩ xuất huyết có thể dùng rễ tầm xuân tươi 30g giã nát, lấy nước uống.

Quả

Phù do viêm thận 

  • Quả tầm xuân 3 - 6g, hồng táo 3 quả sắc uống hoặc quả tầm xuân 20g, đại hoàng 3g. Sắc uống ngày 3 lần.

Tiểu tiển khó khăn:

  • Quả tâm xuân 10g, mã đề 30g và biển súc 30g, Sắc uống ngày 1 thang.

Đau bụng khi hành kinh:

  • Quả tầm xuân 120g sắc lấy nước hòa thêm một chút đường. Uống nóng.

Nguồn: Sưu tầm