Theo y dược cổ truyền, rễ của cỏ cú được điều chế vị thuốc được gọi là hương phụ có vị cay, hơi đắng có tác dụng chữa trị kinh nguyệt không đều, viêm tử cung mạn tính, đau dạ dày, ăn uống kém tiêu...
Cỏ cú hay được gọi là củ gấu, củ gấu biển...là loại cây cỏ cao 20-30cm, có lá nhỏ hẹ, ở giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân cây, thân rễ phát triển thành củ, tùy theo đất rắn hay xốp mà củ phát triển to hay nhỏ. Vào tháng 6 thì trên ngọn cây có 3 - 8 cụm hoa hình tán màu xám nâu, nhụy có đầu núm chia thành 2 nhánh lông tơ. Củ gấu được thu hoạch quanh năm và phơi khô để dùng dần làm thuốc.
Theo y dược cổ truyền, rễ của cỏ cú được điều chế vị thuốc được gọi là hương phụ có vị cay, hơi đắng có tác dụng chữa trị kinh nguyệt không đều, viêm tử cung mạn tính, đau dạ dày, ăn uống kém tiêu...
Một số bài thuốc thường được sử dụng trong y dược cổ truyền từ cây cỏ cú.
Chữa kinh nguyệt không đều.
- Hương phụ 3g, ích mẫu 3g, ngải cứu 3g, bạch đồng nữ 3g, Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
Chữa đau bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Hương phụ 40g, riềng khô 80g. Tán nhỏ những vị thuốc trên rồi cất vào lọ kín, mỗi lần uống 6-8g với nước chè nóng, đối với trẻ em 2-4g.
Chữa tiêu hóa kém.
- Hương phụ sao 12g, vỏ quýt 12g, vỏ vối 12g, vỏ rụt 16g, chỉ xác 12g. Sao vàng những vị thuốc trên, sắc uống ngày 1 thang, uống trong vòng 5 ngày.
Điều trị cảm cúm, nhức mình, đau người
- Hương phụ 12g, tía tô 10g, vỏ quýt 10g, cam thảo 4g, hành 3 cây, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý: Người âm hư huyết nhiệt không nên dùng.