5 năm –  quãng thời gian tuy không dài, nhưng cũng là một dấu mốc đủ để nhìn lại những thành quả đã đạt được, suy ngẫm và đưa ra định hướng phát triển trong tương lai. 5 năm thành lập và gây dựng đến nay Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam đã hoàn thiện 3 đề tài cấp nhà nước được hội đồng khoa học đánh giá cao, quy hoạch vùng trồng, chuyển giao công nghệ và bước đầu đưa các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe đến với nhân dân, cùng nhiều đề tài cấp tỉnh, cấp cơ sở… 

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

5 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

5 năm –  quãng thời gian tuy không dài, nhưng cũng là một dấu mốc đủ để nhìn lại những thành quả đã đạt được, suy ngẫm và đưa ra định hướng phát triển trong tương lai. 5 năm thành lập và gây dựng đến nay Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam đã hoàn thiện 3 đề tài cấp nhà nước được hội đồng khoa học đánh giá cao, quy hoạch vùng trồng, chuyển giao công nghệ và bước đầu đưa các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe đến với nhân dân, cùng nhiều đề tài cấp tỉnh, cấp cơ sở… 

 

Đôi nét về Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam (RIM)

Thành lập ngày 25/11/2015 Viện RIM là một tổ chức khoa học công nghệ do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ Thuật Việt Nam ra quyết định thành lập. Viện được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số A-1487. Viện ra đời để tổ chức thực hiện các nghiên cứu nhằm kế thừa và phát triển các kiến thức y dược cổ truyền Việt Nam đồng thời tiếp nhận công nghệ tiên tiến của thế giới trong việc bào chế sản phẩm thiên nhiên và sử dụng chúng cho mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Viện cũng là nơi mà những người yêu y dược cổ truyền có thể thỏa mãn đam mê nghiên cứu khoa học, nơi mà các doanh nghiệp có thể đặt hàng nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trồng và bào chế nam dược, nghiên cứu phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng sản phẩm thiên nhiên.

Viện tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia có kinh nghiệm và các cán bộ có trình độ chuyên môn để nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao các dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y dược cổ truyền nói chung và các phương pháp điều trị bằng thuốc Nam nói riêng nhằm thừa kế bảo tồn, phát triển, hiệu quả hóa các phương pháp chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền với các loại thuốc Nam và dược liệu Việt. Viện ra đời để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, kế thừa, phát triển, ứng dụng các phương pháp điều trị, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng và chữa bệnh bằng y học cổ truyền và thuốc Nam trong cộng đồng, phát triển hài hòa mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe chuyên sâu, kết hợp y học hiện đại và cổ truyền, biện pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc, y học tự nhiên không xâm lấn, không can thiệp nhằm tạo điều kiện cho tất cả mọi người dân trong xã hội có điều kiện tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thể hiện bản chất tốt đẹp của một xã hội văn minh.

Với uy tín của các nhà khoa học thuộc Hội đồng khoa học Viện, với cơ chế hợp tác chủ động và linh hoạt, với khả năng tự chủ về tài chính, Viện có khả năng chủ trì và phối hợp thực hiện các đề tài, dự án, đề án liên quan đến các lĩnh vực: Trồng cây thuốc, tạo vùng nguyên liệu sạch, tạo sinh kế cho người dân, giúp xóa đói giảm nghèo, bảo tồn các cây thuốc đặc chủng của các vùng sinh thái; Sơ chế, chế biến, chiết xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược; Du lịch sinh thái và chữa bệnh bằng thảo dược bản địa; Đào tạo, truyền thông về Nam y Nam dược; Nghiên cứu chuyển giao công nghệ tiên tiến của nước ngoài liên quan đến hoạt động chế biến và sử dụng sản phẩm thiên nhiên.

Kết quả hoạt động trong những năm gần đây

Về công tác nghiên cứu khoa học: 

Từ năm 2015: Viện đã cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật và khoa học công nghệ cho một số công ty và hộ dân trong lĩnh vực nuôi trồng cây sâm Ngọc Linh trong điều kiện tự nhiên và bán tự nhiên tại địa bàn vùng núi Ngọc Linh, tư vấn phát triển nhiều sản phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe từ nguyên liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh.

Năm 2016: Viện đã thực hiện một số đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, như nghiên cứu bào chế sản phẩm có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, sản phẩm hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp như tiểu đường, mỡ máu, tăng huyết áp, tiêu hóa… từ dược liệu đặc hữu của vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. Viện cũng đã tiến hành các nghiên cứu sản xuất thử nghiệm các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, hỗ trợ điều trị vết bỏng sâu và vết thương lâu lành từ các dược liệu đặc hữu của Việt Nam cho thấy bước đầu kết quả tốt.

Năm 2017-2018: chủ trì 02 đề tài cấp quốc gia và tham gia 01 đề tài (do Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội chủ trì) trong Chương trình khoa học công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc để nghiên cứu, trồng, chế biến và bào chế 4 thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ bệnh tiêu hóa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Đến nay 2 đề tài này đã hoàn thiện, được nghiệm thu và bước đầu đưa sản phẩm vào phục vụ nhân dân.

Cùng với công ty Cổ phần Thọ Xuân Đường và nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã bảo tồn và phát triển được một số vùng nguyên liệu khu vực phía Bắc theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ "Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030".

Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y học tự nhiên và sản phẩm thiên nhiên bảo vệ sức khỏe, Viện đã ký Bản ghi nhớ hợp tác toàn diện với một số đối tác Hàn Quốc, Ấn Độ, Thụy Sỹ trong năm 2016 để phát triển các phương pháp trị liệu không can thiệp, không xâm lấn trong lĩnh vực chăm sóc da, giảm béo và y học tự nhiên trong hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa và mạn tính.

Để Viện có được những thành công như ngày hôm nay phải kể đến công sức của Chủ tịch Viện - Tiến sĩ Lương y Phùng Tuấn Giang đã nhiều năm đi các nơi khảo sát, ứng dụng những bài thuốc cổ phương của nhà thuốc nhiều đời nhất Việt Nam Thọ Xuân Đường do anh làm chủ nhiệm, cùng với những nghiên cứu mới nhất của anh để tiến hành những đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng nhằm làm sáng tỏ những triết lý và phương pháp chữa bệnh mà cha ông để lại. Anh cùng với những nhà khoa học đầu ngành đã và đang nghiên cứu những đề tài khoa học như nghiên cứu khả năng chống u bướu, chống ung thư của hạt vải, khả năng chữa các bệnh về mắt của sâm Núi Giành, khả năng “ cải lão hoàn đồng” và chống ung thư của sâm Ngọc Linh… và đang triển khai nhiều dự án có tính ứng dụng cao, mang tầm thời đại, giúp ích cho cộng đồng.

Viện trưởng của Viện là Phó giáo sư – tiến sĩ Hà Huy Kế đã có gần 50 năm kinh nghiệm trong ngành hóa dược. Ông cũng đã đưa những kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu hóa dược vào kết hợp với y học cổ truyền mang lại kết quả cao cho đề tài được hội đồng khoa học đánh giá cao.

Với vai trò là một cơ quan nghiên cứu Viện đã thực hiện được nhiều đề tài khoa học gắn liền với thực tiễn, việc được giao nghiên cứu các đề tài khoa học không chỉ giúp cho Viện duy trì hoạt động mà còn là dịp để Viện phát huy khả năng nghiên cứu của các cán bộ khoa học trong Viện cũng như để liên kết hoạt động với một số cơ quan nghiên cứu khoa học. Các thành viên của Viện đã tham gia nghiên cứu nhiều đề tài, tham dự nhiều cuộc hội thảo, nhiều đợt đi khảo sát cùng với một số đơn vị, cơ quan nghiên cứu khác.

Mặc dù đã đạt được những kết quả như nói trên song Viện vẫn đứng trước không ít khó khăn và đòi hỏi phải tiếp tục nỗ lực để vượt qua thử thách vươn lên những bước phát triển mới. Phải giữ vững đoàn kết, hoạt động có hiệu quả và tăng cường liên kết với các đơn vị, tổ chức khoa học trong và ngoài nước - Những đòi hỏi đó cũng là những bài học quý của Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam trong hành trình 5 năm tồn tại và phát triển.

Tình Vũ

Anti U200 thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị ung thư trưng bày tại Hội nghị tổng kết Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước “Khoa học & Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”