Có rất nhiều loại thảo mộc khác nhau với tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Trong đó, một số loại có thể tìm kiếm dễ dàng, sử dụng đơn giản như làm trà. Dưới đây là một công thức trà thảo mộc tăng cường miễn dịch hiệu quả mà lại thơm ngon, dễ uống. Các thành phần thảo mộc sẽ được liệt kê và giới thiệu về tác dụng của chúng.
TRÀ THẢO MỘC GIÚP TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH
Có rất nhiều loại thảo mộc khác nhau với tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Trong đó, một số loại có thể tìm kiếm dễ dàng, sử dụng đơn giản như làm trà. Dưới đây là một công thức trà thảo mộc tăng cường miễn dịch hiệu quả mà lại thơm ngon, dễ uống. Các thành phần thảo mộc sẽ được liệt kê và giới thiệu về tác dụng của chúng.
1. Quả cơm cháy
Cây cơm cháy (Sambucus nigra L.) thuộc họ Ngũ phúc hoa (Adoxaceae). Quả cơm cháy từ lâu đã được sử dụng trong y học tự nhiên với tác dụng tăng cường miễn dịch mạnh mẽ.
Quả cơm cháy thường được sử dụng để giúp chống lại cảm lạnh, cúm, viêm phế quản và các bệnh đường hô hấp trên khác. Chúng có hàm lượng chất chống oxy hóa cực cao và có đặc tính chống virus mạnh mẽ. Một điểm cộng cho quả cơm cháy đó là hương vị thơm ngon thích hợp dùng để làm món ăn, thức uống.
2. Quả tầm xuân
Quả tầm xuân có nhiều tên gọi khác như hồng hồng, dã tường vi… là loại quả giả từ các cây thuộc chi Rosa trong họ Hoa hồng (Rosaceae). Loại được dùng phổ biến cũng được nghiên cứu nhiều nhất là loài Rosa canina.
Quả tầm xuân có nhiều công dụng và mang lại hương vị thơm ngon cho trà. Loại thảo mộc này chứa nhiều vitamin C, là một trong những nguồn vitamin C tự nhiên cao nhất, rất tốt cho hệ thống miễn dịch. Chúng cũng rất giàu chất chống oxy hóa và có thể giúp phòng chống cảm mạo và cúm.
3. Cúc gai tím
Các loài Cúc gai tím E. purpurea, E. angustifolia, E. pallida trong chi Echinacea thuộc họ Cúc (Asteraceae) thường được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Cúc gai tím có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Rễ cúc gai tím giúp rút ngắn thời gian bị cảm lạnh và cảm cúm.
Rễ, thân, lá, hoa cúc gai tím có một chút vị đắng, nhưng vẫn được dùng làm trà bởi có tác dụng tốt và trở nên dễ uống hơn khi kết hợp với các loại thảo mộc khác.
4. Hoàng kỳ
Hoàng kỳ là một loại thảo mộc mạnh mẽ được sử dụng để tăng cường khả năng miễn dịch lâu dài. Trong y học cổ truyền phương Đông, hoàng kỳ có tác dụng “phù chính”.
Các chuyên gia về y dược khuyên nên dùng Hoàng kỳ như một Adaptogens (là tên gọi chung cho nhóm các thảo dược giúp thích nghi, tăng năng lượng, khả năng phục hồi, bảo vệ cơ thể khi đối mặt với stress, bằng cách tăng cường miễn dịch).
5. Gừng
Cây gừng (Zingiber officinale R.) thuộc Họ Gừng (Zingiberaceae) là loại cây quen thuộc trên toàn thế giới với tác dụng rộng rãi.
Gừng có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn và một chất kích thích miễn dịch, thông đường hô hấp và làm ấm cơ thể.
Nhiều người thích uống trà gừng bởi mùi thơm và vị cay nồng đặc trưng, trong công thức trà thảo mộc này, gừng là thành phần quan trọng được đề xuất. Để đưa vào trà, gừng nên được thái thành lát và làm khô. Tuy nhiên, cũng có thể thay bằng gừng tươi nhưng được đưa vào trong lúc đun trà.
6. Công thức trà thảo mộc tăng cường miễn dịch
Cách làm trà thảo mộc này rất dễ dàng. Chuẩn bị các thành phần thảo mộc nêu trên dưới dạng khô với lượng bằng nhau, trộn đều và đóng vào lọ kín, dán nhãn.
Dùng 2 thìa trà đun với 300ml nước, đun nhỏ lửa trong khoảng 30 phút giờ hoặc hơn. Đun càng lâu, trà sẽ càng đậm đà.
Uống 2 lần mỗi ngày khi cảm thấy bắt đầu có bệnh cảm mạo, viêm đường hô hấp hoặc khi cảm thấy cơ thể đang trong tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, mệt mỏi sau đợt làm việc gắng sức. Sử dụng trong 2 tuần để nâng cao đề kháng và giảm thiểu nhanh chóng các triệu chứng bệnh.
Điều thú vị nhất về loại trà thảo mộc tăng cường miễn dịch này là nó thực sự rất ngon! Sự kết hợp của quả cơm cháy, quả tầm xuân và gừng tạo cho nó một hương vị tuyệt vời.
Bác sĩ: Nguyễn Thùy Ngân (Kan)