Trong y dược cổ truyền, địa long có vị mặn, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt , bình can, trấn kinh giật, thông mạch khu phong
Địa long hay còn được gọi là giun đất, Trong địa long có chứa Allolobophor, các axit amin có tác dụng giảm hạ huyết áp, chống co giật, hạ sốt, trấn tĩnh.
Trong y dược cổ truyền, địa long có vị mặn, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt , bình can, trấn kinh giật, thông mạch khu phong. Thường được sử dụng cho các trường hợp kinh giật, động kinh, ho suyễn, khó thở, bại liệt phong thấp...
Một số bài thuốc thường được sử dụng trong y dược cổ truyền từ địa long.
Hoạt lạc, giảm đau:
- Thuốc viên hoạt lạc: Xuyên ô đầu 8g, thảo ô đầu 8g, địa long khô 8g, thiên nam tinh 8g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Những vị thuốc trên tán thành bột, phun rượu sau đó làm thành hồ hoàn. Mỗi lần sử dụng 4g, uống với nước sắc kinh giới.
Thanh nhiệt, cắt cơn kinh giật.
- Thuốc giun đất: Địa long khô 12g, liên kiều 12g, câu đằng 16g, kim ngân hoa 16g, bọ cạp 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Dùng ngoài: Địa long tươi 250g, đường đỏ 63g. Giã nát rồi bọc miếng vải thừa đắp lên rốn.
- Lợi liệu thông lâm: Địa long khô 20g, củ tỏi 20g, lá khoai lang 20g. Giã nát những vị thuốc trên rồi bọc miếng vải, đắp lên rốn.
Thanh phế, cắt cơn suyễn.
- Địa long khô 12g, cam thảo sống, liều lượng vừa đủ. Những vị thuốc trên tán thành bột. Ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần 6g.
Trị ung độc.
- Địa long khô 63g, rết 63g, tổ ong vàng 63g, bồ công anh 63g, rễ cây chàm mèo 63g, bọ cạp 63g, xác rắn lột 63g, cỏ lưỡi rắn 250g. Những vị thuốc trên tán thành bột mịn, luyện với mật tạo thành hoàn 8g. Ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần 1 viên, uống với nước ấm.
Lưu ý: Kiêng kỵ với những người tỳ vị hư nhược không có thực nhiệt không dùng.
Nguồn: Sưu tầm