Theo đông y, cây thuốc bỏng có vị nhạt, tính mát có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ thống. Ngoài tác dụng đặc trưng là tri bỏng, cây thuốc bỏng còn được sử dụng để điều trị chứng mẩn ngứa, cầm máu, mụn nhọt sưng tấy.
Cây thuốc bỏng còn được gọi là cay sống đời, Diệp sinh căn. Tên khoa học là Kalanchoe pinata Lamk. Là loại cây cỏ sống lâu năm cao khoảng 40-60cm. Thân tròn nhẵn có đốm tía. Lá mọc đối nguyên hoặc xẻ 3 thùy. Phiến lá dày, mọng nước và có răng cưa tròn ở mép. Hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam tụ tập thành xim trên một cán dài ở ngọn thân. Cây mọc hoang được trồng làm cảnh và làm thuốc. Thành phần hóa học có trong cây thuốc bỏng là acid hữu cơ. flavonoid và một số hợp chất phenolic khác.
Theo đông y, cây thuốc bỏng có vị nhạt, tính mát có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ thống. Ngoài tác dụng đặc trưng là tri bỏng, cây thuốc bỏng còn được sử dụng để điều trị chứng mẩn ngứa, cầm máu, mụn nhọt sưng tấy.
Cây thuốc bỏng
Một số bài thuốc thường dùng từ cây thuốc bỏng
Điệu trị bỏng lửa, bỏng nước
- Lá cây thuốc bỏng giã nhỏ rồi thêm một ít rượu vào và đắp lên vết thương trong vòng 2 giờ đồng hồ thì thay một lần
Điều trị chứng lị, trĩ
- Lá cây thuốc bỏng với rau sam mỗi loại 10g rồi nhai sống hoặc nấu uống
Điều trị mụn nhọt, sưng tấy
- Thuốc bỏng, Thài lài tía mỗi thứ 30g rửa sạch rồi giã nát vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên mụn nhọt. Mỗi ngày một lần
Điều trị chứng mẩn ngữa