Theo đông y, rễ cây đinh lăng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết thường được sử dụng để điều trị chứng suy nhược, tiêu hóa kém, nhức đầu, ho ra máu, thấp khớp, đau lưng...

Đinh lăng còn có tên gọi là cây gỏi cá. Tên khoa học là Polyscias fruticosa. Là loại cây nhỏ cao 0.5-1.5m, tán lá sum sê, lá có hình lông chim, mọc so le. Hoa nhỏ màu trắng sám, tập chung thành chùm ở đầu cành. Quả có hình cầu, dẹt. Bộ phận thường dùng để làm thuốc là rễ được thu hái vào mùa thu ở những cây được trồng từ 3 năm trở lên. Khi đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, rễ to quá thì dùng phần vỏ rễ.

Theo đông y, rễ cây đinh lăng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết thường được sử dụng để điều trị chứng suy nhược, tiêu hóa kém, nhức đầu, ho ra máu, thấp khớp, đau lưng...

Đinh lăng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết mạch...

Đinh Lăng

Một số bài thuốc từ cây đinh lăng

Điều trị chứng viêm gan, vàng da

  • Đinh lăng 16g, Rau má 12g, Mướp đắng 12g, Thanh bì 8g, Chỉ thực 8g, Uất kim 8g, Hậu phác 8g, Ý dĩ 16g, Bạch biển đậu 12g. Sắc uống ngày 1 thang

Thuốc bổ khí huyết

  • Đinh lăng 100g, Hà thủ ô 100g, Thục địa 100g, Hoàng tinh 100g, Tam thất 20g. Tán nhỏ những vị thuốc trên thành bột rồi sắc uống, ngày 100g

Điều trị  chứng suy nhược cơ thể, do ốm dài ngày 

  • Rễ đinh lăng 50g, Cỏ mực 100g, Cỏ mần trầu 50g, Gừng khô 20g, Rễ hà thủ ô trắng 30g, Rễ hà thủ ô trắng cạo vỏ, bỏ lõi ngâm nước. Tất cả chặt nhỏ phơi khô, sao vàng. Lấy nước 2 trái dừa tươi đổ vào số thuốc trên khoảng 4 chén sắc còn 1 chén, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng trong vong 1 -2 tuần