Theo y dược cổ truyền, cây sản đắng có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng chỉ thống.

Cây sản đắng còn có tên gọi là thanh ngâm, mật cá. Tên khoa học là Picria terrae Lour, là loại cây thân cỏ, cao khoảng 20cm, lá mọc đối có khía răng, cuống dài, hoa mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả nang dẹt, nằm trong đài. Hạt hình trụ, có màu vàng, hơi thắt ở giữa. Cây được phân bố ở những nơi ẩm ướt, khắp các miền rừng núi ở nước ta. Toàn cây được sử dụng làm thuốc, có thể thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô thoáng để dùng dần.

Cây sản đắng có thể điều trị chứng kém ăn mất ngủ

Cây sản đắng

Theo y dược cổ truyền, cây sản đắng có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng chỉ thống.

Một số bài thuốc thường được sử dụng trong y dược cổ truyền từ cây sản đắng.

Điều trị chứng ăn uống khó tiêu, tăng cường hệ tiêu hóa:

  • Sản đắng sao vàng 100g ngâm trong 1 lít rượu trắng, thêm đường và mật ong 300g, mỗi ngày lắc 1 lần, ngâm trong 15 ngày. Mỗi ngày sử dụng khoảng 20ml trước khi ăn.

Điều trị chứng thiếu máu, người mệt mỏi, kém ăn:

  • Sản đắng 10g, Sâm đại hành 10g, Nghệ vàng 20g. Sản đắng sắc với 800ml nước. Sâm đại hành và nghệ vàng thái nhỏ, sấy khô, tán bột sử dụng kèm với nước thuốc sắc. Ngày uống 1 lần, trước bữa ăn 30 phút     

Chữa đau bụng do lạnh:

  • Sản đắng 30g sắc với 500ml nước. Dùng liền trong 3 ngày.

Điều trị chứng kém ăn, mất ngủ:

  • Sản đắng 10g, hạt táo chua 10g, hoài sơn 10g, hạt sen 10g, mạch môn 10g. Những vị thuốc trên sắc với 800ml nước. Ngày dùng 2 lần.

Nguồn: Sưu tầm