Theo y dược cổ truyền, cây la rừng có vị cay, tính bình có tác dụng sát trùng, tiêu thũng, chỉ huyết, cầm máu. Thường được sử dụng để điều trị ung nhọt, sưng thũng, thống phong, phụ nữ băng huyết, đòn ngã tổn thương..
Cây la rừng hay còn được gọi là cây ngoi, cà hôi, tên khoa học là Solanum verbascifolium L, thuộc họ Cà (Solanaceae). Là loại cây có cành và lá phủ lông dầy hình sao, màu vàng nhạt hoặc màu vàng xám. Lá có hình thuôn dài, cuống lá dài 2 - 4cm, cả hai mặt đều có lông mịn, mặt dưới lông dày hơn, hai mặt lá có màu khác nhau. Cụm hoa mọc thành xim, phân nhiều nhánh, phủ đầy lông nhung mềm, tràng hoa có màu vàng nhạt. Quả nhỏ mọng, có hình cầu, bên trong có rất nhiều hạt có đường kính 2mm. Cây được phân bố khắp các tỉnh miền Bắc, thường mọc ở bãi hoang, nương rẫy.
Theo y dược cổ truyền, cây la rừng có vị cay, tính bình có tác dụng sát trùng, tiêu thũng, chỉ huyết, cầm máu. Thường được sử dụng để điều trị ung nhọt, sưng thũng, thống phong, phụ nữ băng huyết, đòn ngã tổn thương...
Cây lá rừng
Một số bài thuốc thường được sử dụng trong y dược cổ truyền từ cây la rừng:
Chữa đau đầu thay đổi thời tiết:
- Lá la rừng 1 nắm giã nát rồi đắp vào 2 bên thái dương rồi băng lại giữ để không bị rơi. Đắp thuốc trong vòng 2 tiếng.
Chữa hắc lào:
- Dùng lá la rừng tươi, vò lấy nước chấm vào hết hắc lào đã rửa sạch rất công hiệu.
Chữa xương khớp, đau nhức:
- Lá la rừng tươi 1 nắm, giã nát rồi trọn với rượu sao nóng, đắp vào chỗ bị sưng đau.
Điều trị ghe lở:
- Dùng cành lá, nấu nước ngâm chân rửa nơi vùng da bị tổn thương.
Điều trị bệnh trĩ ( thời kỳ đầu)
- Lá la rừng tươi giã nát, sao nóng rồi đắp vào chỗ bị lòi dom sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm. Đắp thuốc trong vòng 2 tiếng trước khi đi ngủ.
Nguồn: Sưu tầm