Theo y dược cổ truyền, hoa đam bụt có vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, an thần, thường được sử dụng để giảm thiểu chứng kiết lỵ, mụn nhọt, rong kinh,  kinh nguyệt không đều...

Hoa dâm bụt hay còn gọi là xuyên can bì, là loại cây cao từ 1 - 2m, lá đơn mọc cách, phiến lá có hình răng cưa. Hoa có màu đỏ hồng, cũng có loại màu trắng hồng, hoa thường mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Cây mọc hoang ở nhiều nơi, thường được trồng làm cảnh hoặc làm thuốc. 

Theo y dược cổ truyền, hoa đam bụt có vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc,. lợi tiểu, an thần, thường được sử dụng để giảm thiểu chứng kiết lỵ, mụn nhọt, rong kinh, , kinh nguyệt không đều...

Hoa dâm bụt có tác dụng hỗ trợ điều trị chân tay đau nhức, te mỏi

Hoa dâm bụt

Một số bài thuốc thường được sử dụng trong y dược cổ truyền từ hoa dâm bụt.

Khó ngủ, hồi hộp, nước tiểu đỏ.

  • Hoa dâm bụt 15- 20g phơi khô, hãm uống thay trà hàng ngày.

Chữa mụn nhọt đang mưng mủ.

  • Hoa dâm bụt 50g, lá trầu không 50g, lá thồm nồm 50g. Giã nát rồi đắp lên chỗ bị mụn nhọt, mỗi ngày thay thuốc1 lần.

Chân tay đau nhức, tê mỏi.

  • Lá dâm bụt 30g, lá si 30g, lá thài lài tía 30g. Những vị thuốc trên thái nhỏ, phơi khô rồi ngâm với ít rượu, dùng để xoa bóp hàng ngày rất hiệu quả.

Trị rong kinh.

  • Rễ dâm bụt 40g, lá huyết dụ 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Hỗ trợ điều trị bệnh di tinh.

  • Hoa dâm bụt 10g, hạt sen 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị khí hư bạch đới.

  • Vỏ dâm bụt 40 - 50g thái nhỏ, sao vàng, sắc uống trong ngày, liên tục trong vòng 1 tuần.

Trị kinh nguyệt không đều.

  • Vỏ rễ dâm bụt 30g, lá huyết dụ 25g, ngải cứu 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Nguồn: Sưu tầm