Theo y dược cổ truyền, húng chanh vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, trừ phong, sát khuẩn, được dùng chủ yếu để chữa cảm cúm.
Húng chanh còn được gọi là dương tử tô, rau thơm lông. Là loại cây cỏ sống lâu năm, cao khoảng 20 - 50cm. Phần thân sát gốc hóa gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép lá có khía răng tròn. Hặt mặt lá có màu xanh lục nhạt. Hoa có màu tím đỏ, mọc thành bông ở đầu cành. Toàn cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm như mùi chanh. Bộ phận thường được sử dụng làm thuốc là lá tươi, hoặc cất lấy tinh dầu.
Húng chanh có tác dụng điều trị cảm cúm, cảm sốt, chữa ho, viêm họng, chảy máu cam. Dùng ngoài giã nát rồi đắp lên những vết thương do rết và bọ cạp cắn.
Lá húng chanh
Một số bài thuốc thường được sử dụng trong y dược cổ truyền từ cây húng chanh
Trị hen suyễn
- Lá húng chanh 12g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị ho cho trẻ
- Húng chanh kết hợp với lá hẹ, mật ong. Những thứ trên đem hấp rồi cho trẻ uống.
Trị dị ứng, nổi mày đay.
- Lá húng chanh rửa sạch, nhai nuốt nước, cho thêm ít muối vào rồi đắp lên vùng bị tổn thương hoặc xát vào chỗ bị dị ứng
Trị chứng cảm hàn, ho, đau đầu, sốt không ra mồ hôi,
- Lá húng chanh 40 - 60g, rửa sạch, băm nhỏ cho vào bát, một chút rượu trắng rồi trộn đều. Nấu nồi nước xông thật sôi, khi nước sôi độ hai phút thì mới đổ bát húng chanh vào. Đem cho người bệnh xông.