Theo y học cổ truyền, cây nhội có vị hơi cay, chát, tính mát, tác dụng hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc. Lá nhội có tác dụng giải độc, tiêu sưng thũng, được sử dụng để giảm thiểu chứng viêm gan vi rút, trẻ em cam tích, viêm phổi, chữa khí hư, bạch đới. Rễ và vỏ thân của cây nhội được dùng để điều trị chứng phong thấp, đau nhức xương khớp.

Cây nhội còn được gọi là cây cơm nguội, thu phong, là loại cây gỗ cao 10 - 20m, lá kép, cuống dàu, mọc so le, mép lá có hình răng cưa . Hoa đơn tính khác gốc, có màu lục nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả thịt, có hình cầu, màu nâu. Lá và rễ cây nhội được sử dụng làm thuốc. Lá nhội có tác dụng giải độc, tiêu sưng thũng, được sử dụng để giảm thiểu chứng viêm gan vi rút, trẻ em cam tích, viêm phổi, chữa khí hư, bạch đới. Rễ và vỏ thân của cây nhội được dùng để điều trị chứng phong thấp, đau nhức xương khớp.

Cây nhội

Một số bài thuốc thường được sử dụng trong y học cổ truyền từ cây nhội.

Điều trị viêm gan virut

  • Lá Nhội 20g, diệp hạ châu 20g, Rau má 12g, Cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống trong ngày, chia làm 2 lần.

Điều trị phong thấp đau nhức xương khớp

  • Vỏ cây nhội 12g, dây đau xương 12g, thổ phục linh 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống trong ngày, chia làm 2 lần.

Trị khí hư bạch đới

  • Lá nhội 50g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần. Hoặc dùng lá nhội nấu lấy nước, pha thêm ít đường phèn ngâm rửa, kết hợp với thuốc uống.

Trị viêm nhiễm ngoài da, sẩn ngứa, nước ăn chân

  • Lá nhội và nghể răm, nấu lấy nước tắm. Còn bã thuốc dùng để đắp lên vùng bị tổn thương.

Trị lỵ tiêu chảy

  • Lá nhội 40g, sắc uống. Hoặc lá nhội 20g, rau sam 20g. Nấu canh ăn