Theo đông y, hương nhu tía có vị cay, tính ấm có tac dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, thường được sử dụng để điều trị chứng cảm lạnh, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài...
Hương nhu tía còn có tên gọi khác là é tía. Tên khoa học là Ocinum sanctum L. Là loại cây nhỏ cao gân 1m, thân cành màu đỏ tía, có lông. Lá mọc đối thường có màu nâu đỏ, có cuống khá dài,hai mặt đều có lông. Hoa màu tím hoặc trắng, mọc thành bông xim co ở đầu cành. Bộ phận thường được sử dụng để làm thuốc là toàn cây ( trừ rễ).
Theo đông y, hương nhu tía có vị cay, tính ấm có tac dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, thường được sử dụng để điều trị chứng cảm lạnh, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài...
Hương nhu tía
Một số bài thuốc thường dùng từ cây hương nhu tía:
Chữa nóng sốt do dính nước mưa
- Hương nhu tía 12g, Đậu ván trắng 16g, Hoắc hương 12g, Củ sắn dây 12g, Lá tre gai 12g, Trái dành dành 12g sao vàng. Sắc uống ngày 1 thang
Chữa ho khan, đau đầu, sổ mũi
- Hương nhu tía 20g, Rễ cam đường 30g, Bình vôi 20g, Lá cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang
Chữa ho nhiều đờm đặc, người gầy yếu
- Hương nhu tía 8g, Vỏ quýt 8g, Rễ cam vàng 8g. Sao vàng những vị thuốc trên rồi cho vào sắc với cây Thuốc dòi tía 8g. Uống ngày 1 thang
Chữa chứng hôi miệng
- Lá hương nhu tía sắc lấy nước đặc rồi ngậm vài lần trong ngày
Chữa cảm lạnh, phát sốt, chân tay lạnh
- Hương nhu tía 500g, Hậu phác tẩm gừng nướng 200g, Bạch biển đậu sao qua 200g. Tán nhỏ những vị thuốc trên rồi trộn đều 10-20g với nước sôi để uống