Theo đông y, nghệ đen có vị cay, tính ôn có tác dụng hành khí, phá huyết, thường được sử dụng để chữa trị đau bụng, đau ngực, ăn uống không tiêu...
Nghệ đen còn có tên gọi khác là Nga truật, nghệ tím. Tên khoa học là Curcuma aeruginosa Rosc. Là loại cây sống nhiều năm, thường lụi về mùa khô. Thân rễ thường được gọi là củ, mặt cắt thân rễ có màu xám đen. Lá có bẹ, to có dải tía ở gân giữa mặt trên. Hoa có màu vàng. có lá bắc xanh, đầu đỏ tập chung thành bông hình trụ, mọc lên từ thân rễ, trước khi cây ra lá. Thân rễ được sử dụng làm thuốc và được thu hái vào tháng 11- 12, phơi hoặc sấy khô.
Theo đông y, nghệ đen có vị cay, tính ôn có tác dụng hành khí, phá huyết, thường được sử dụng để chữa trị đau bụng, đau ngực, ăn uống không tiêu...
Nghệ đen
Một số bài thuốc thường dùng từ nghệ đen
Chữa chứng phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh
- Nghệ đen 12g, Cối xay 1 nắm to, Ích mẫu 1 nắm, Ngải cứu 50g, Hương phụ 12g, Cam thảo nam 1 nắm, Hà thủ ô trắng sao 12g, Hạt keo 12g. Sắc uống ngày 1 thang
Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ đang mai thai khi dùng thuốc
Chữa chứng đau dạ dày, ợ chua, ợ hơi
- Nghệ đen 10g, Nhọ nồi 8g, Củ gió đất 12g, Vỏ hàu 8g, Nghệ vàng 30g. Tất cả phơi khô sao vàng, tán thành bột mịn. Ngày dùng 3 -4 lần, mỗi lần dùng 1 muỗng cà phê
Lưu ý: Cơ thể suy yếu, Có thai không nên dùng